Phân biệt chắp - lẹo, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả

Chắp và lẹo là hai bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn, vì vậy phân biệt 2 chứng bệnh này rất cần thiết cho mỗi người để việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh chắp và lẹo có đặc điểm chung là gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân rất khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Lẹo hình thành từ sự nhiễm khuẩn ở vùng chân lông mi. Do có vị trí xuất hiện đặc trưng như thế nên còn gọi là lẹo ngoài. Lẹo còn có thể xuất hiện phía trong hoặc bên dưới mi mắt nếu một trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm khuẩn. Lẹo còn có thể được gây ra từ sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có.
Phan biet chap - leo, cach dieu tri va phong ngua benh hieu qua
Khi bị chắp, lẹo, cần tra thuốc theo hướng dẫn để tránh tổn thương lan rộng hoặc tái phát. 
Chắp được tạo nên từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên không gây đau. Nếu lẹo trong được thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn thì nó có thể chèn ép các tuyến và tạo nên chắp.
Cách phân biệt bệnh
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
Lưu ý một số trường hợp khi bị chắp, lẹo
Bệnh nhân đái tháo đường cần khống chế đường huyết tốt, chống nhiễm trùng phụ trên toàn thân. Bệnh nhân có viêm bờ mi, viêm da nói chung cần có giấy vệ sinh, gel vệ sinh riêng cho vùng mắt và bờ mi. Người bị táo bón kinh niên hay trẻ em bị loạn khuẩn đường ruột, trẻ nuôi sữa ngoài... hay bị chắp lẹo tái phát. Mất cân bằng vi khuẩn chí đường ruột, nhiễm độc nội độc tố từ đường tiêu hóa được coi là thủ phạm gây nên tình trạng này. Nên tránh thói quen thức đêm, hút thuốc tiệc tùng, rượu bia nhiều.
Chắp là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính. Chắp có nhiều dạng. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
Chắp bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của chắp. Nhiều trường hợp đa chắp, tức là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc.
Điều trị bệnh
Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị. Mỗi bệnh được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo...). Khi thấy lẹo to dần, sưng đau, chảy máu, mắt khó nhìn... cần nghĩ ngay đến tình trạng bội nhiễm nặng cần điều trị tấn công kịp thời.
Nếu không xử lý ngay tình trạng viêm nhiễm ở mắt thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụn lẹo ở mí mắt bên kia. Với bệnh chắp nên chườm nóng nhằm giảm đau với các tổn thương sớm. Sử dụng cortioid, chích chắp đối với chắp to hoặc chắp dai dẳng (theo chỉ định của bác sĩ điều trị) hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Tuy nhiên, do chắp ở mi thường nằm sâu trong sụn nên khi chích phải nạo thật sạch các chất nhầy để tránh tái phát.
Biện pháp ngăn ngừa
Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan. Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng. Nếu bạn thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.
Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn. Chú ý, không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn, vì những phương pháp này dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, để lại sẹo xấu gây quặp mi, những tổn thương này đều tồn tại dai dẳng, khó chữa trị.

Làm mặt nạ bí ngô trong 10 phút để da sáng mịn mùa thu này

(Kiến Thức) - Với hàng loạt vitamin A, C, E, cùng với beta-carotene, kẽm, kali và chất chống oxy hóa, bí ngô là loại rau củ số 1 dành cho làn da. Hãy thử công thức mặt nạ bí ngô dưới đây để có làn da mịn màng, tươi trẻ.
 

Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay
 Để làm mặt nạ dưỡng da từ bí ngô, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 1 miếng bí ngô nhỏ, ½ thìa mật ong, ½ thìa sữa tươi. Ảnh: beautylish.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-2
 Đầu tiên, bạn rửa sạch bí ngô và cho vào nồi hấp. Sau đó nghiền bí ngô thật nhuyễn và để nguội. Ảnh: beautylish.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-3
 Tiếp theo, bạn lấy 1 - 2 thìa bí ngô nghiền nhuyễn vào một chiếc bát nhỏ, rồi cho tiếp ½ thìa mật ong và ½ thìa sữa tươi vào và trộn thật đều. Ảnh: myphamkissa.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-4
 Nếu không có sữa tươi, bạn có thể sử dụng sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân để thay thế. Ảnh: healthplus.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-5
 Trước khi thoa hỗn hợp mặt nạ bí ngô, sữa tươi và mật ong, bạn cần làm sạch da mặt bằng cách loại bỏ hết các lớp trang điểm với sữa rửa mặt. Ảnh: lamdepcungha.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-6
 Khi da mặt đã sạch, bạn bắt đầu thoa hỗn hợp bí ngô, sữa tươi và mật ong lên khắp mặt. Ảnh: k5skincare.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-7
 Trong khi thoa, bạn cần chú ý tránh thoa hỗn hợp quá gần vùng mắt. Ảnh: thanhnien.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-8
 Bạn để hỗn hợp trên da mặt trong khoảng 20 phút để các thành phần dinh dưỡng có trong hỗn hợp thẩm thấu sâu vào bên trong da. Ảnh: kenhphunu.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-9
 Cuối cùng, bạn nhẹ nhàng rửa sạch mặt với khăn ấm và ẩm trước khi thoa kem dưỡng ẩm. Ảnh: nguoitieudung.
Lam mat na bi ngo trong 10 phut de da sang min mua thu nay-Hinh-10
 Với công thức mặt nạ dưỡng da từ bí ngô, mật ong và sữa tươi này, nếu bạn kiên trì thực hiện, làn da của bạn sẽ được cải thiện thấy rõ, các nếp nhăn mờ đi, đồng thời các nốt mụn mẩn đỏ cũng nhanh chóng biến mất. Ảnh: cachdieutrimuntrungca.
 

Cảnh giác với những nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt không kiểm soát

Đôi khi bạn thấy mắt mình ướt hoặc chảy nước mắt không kiểm soát. Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này.

Mẹo sử dụng mì chính đúng cách để không gây hại cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Nhiều người “tẩy chay” mì chính vì cho rằng loại gia vị này độc hại, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu biết những mẹo này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng mì chính hằng ngày mà vẫn đảm bảo an toàn.
 

Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe
 Các nhà khoa học quốc tế đã khẳng định mì chính không có hại cho sức khỏe nếu con người không lạm dụng chúng. Ảnh: healthplus.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-2
 Viện dinh dưỡng quốc gia thuộc Bộ Y tế khuyến cáo trẻ em dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không nên ăn bột ngọt. Còn người lớn không nên ăn quá 6gr/ngày. Ảnh: baohanam.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-3
 Do mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp nên bạn không không nên cho mì chính vào các thực phẩm nguội. Ảnh: media.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-4
 Khi đang nấu ăn, bạn cũng không nên cho mì chính vào lúc này. Ảnh: luankha.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-5
 Lý do vì mì chính khi được cho vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. Ảnh: baonghean.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-6
 Thay vào đó, bạn chỉ nên cho mì chính khi thức ăn đã chín và được bắc ra khỏi bếp. Ảnh: amthuc365.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-7
 Mì chính được khuyến cáo là nên được sử dụng với mức nhiệt dưới 120 độ C để đảm bảo an toàn nhất. Ảnh: ngaynay.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-8
 Với các món canh, kho hay xào thì mức nhiệt không quá cao thì bạn có thể cho mì chính khi ướp món ăn và khi sắp hoàn tất món ăn. Ảnh: eva.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-9
 Với các món chiên, nướng nhiệt độ có thể lên tới 170 - 250 độ C. Do đó, bạn nên tránh thêm mì chính trực tiếp lên các món đang chiên, nướng. Ảnh: thanhnien.
Meo su dung mi chinh dung cach de khong gay hai cho suc khoe-Hinh-10
 Ngoài ra, bạn không nên cho mì chính vào các món chua bởi acid trong các món chua khiến mì chính không thể hòa tan và thay đổi thành phần, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Ảnh: benhvienthucuc.