Nữ sinh Việt nhan sắc đổ đốn cùng "bồ" đại gia "ngoại"

(Kiến Thức) - Là sinh viên làm thêm ở một quán karaoke, Nhàn gặp GĐ Sanyodi-Solutions Việt Nam, để rồi tình già này vì bồ trẻ, biển thủ tiền khủng của công ty...

Bị cáoDương Thị Thanh Nhàn tại tòa.
Bị cáoDương Thị Thanh Nhàn tại tòa.
Cách đây vài tháng, Tòa phúc thẩm TAND TPHCM xét xử vụ bị cáo Nishimura Setsuo (quốc tịch Nhật Bản, Giám đốc Tài chính Công ty TNHH Sanyodi-Solutions Việt Nam), từ 20 năm tù lên chung thân về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Liên quan tới vụ án, người tình trẻ của Setsuo là Dương Thị Thanh Nhàn (ngụ tại Đồng Nai) cũng phạm tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Từng là sinh viên làm thêm kiếm tiền ở một quán karaoke tại quận 1, trong vài lần gặp, trò chuyện với Setsuo, biết rõ danh tính của ông già đáng tuổi cha mình, Nhàn quyết định đi tới quan hệ yêu đương. Để có tiền du hí và chu cấp cho người tình trẻ, từ tháng 7/2008 - 4/2009, Setsuo chiếm đoạt hơn 132 tỷ đồng và 530.000USD của Công ty Sanyodi. 
Hầu tòa lần này, mỹ nữ sắc sảo, tinh ranh vẫn quanh co chối tội, nhưng với những chứng cứ rõ ràng, thị đã cúi đầu thừa nhận: "Vì Setsuo cho rất nhiều tiền nên không nhớ là bao nhiêu lần. Số tiền này tôi dùng vào mua trang sức, đồ dùng cá nhân và tham gia sòng các bài ở Campuchia, mỗi ván hàng triệu đồng. Tôi đã tiêu xài hết nên không có khả năng trả lại cho Setsuo".
Từ một sinh viên nghèo đi làm thuê, trong thời gian ngắn, Nhàn bỗng như một bà hoàng khi cầm trong tay hàng chục tỷ đồng từ người tình già chu cấp. Với số tiền khủng mà nhiều người cả đời không bao giờ giám mơ, cô sinh viên bắt đầu cuộc sống sa đọa, học đánh bài bạc. Kết quả của những ngày tháng ăn chơi trên đồng tiền tham ô của người tình, Dương Thị Thanh Nhàn phải đối mặt với cái án 12 năm tù giam, đồng thời phải nộp lại hơn 30 tỷ đồng để sung công quỹ.
Lủi thủi ra xe tù về trại giam, cô gái trẻ hội đủ các yếu tố học thức, sắc đẹp, nhưng lại thiếu đi yếu tố quan trọng đó là đạo đức, kỹ năng sống làm người có ích. Lối sống cơ hội khiến Nhàn sa ngã trước cám dỗ của đời thường, tự đánh mất phẩm giá và cuộc đời mình. Đã có không ít trường hợp giới trẻ như con thiêu thân lao vào những cuộc tình, mà người tình đáng tuổi cha, chú mình, mục đích chỉ là hưởng thụ sung sướng bản thân, dùng nhan sắc chuộc lấy tội lỗi không đáng có, tự chôn vùi tuổi xuân, mà hậu họa nhận lại là khôn lường. 

Chuyện ăn tết ở... tù

Những ngày giáp Tết, không khí ở các trại giam náo nhiệt hơn ngày thường. Giữa những nụ cười ấm áp, vẫn có người lủi thủi, cô đơn.

Họ bị người thân xa lánh, thậm chí bỏ bê. Hơn bất kỳ người nào, họ cần được động viên, chia sẻ và thèm nhận được một nụ cười thân thiện từ người thân.

Hai lần bị Thủ tướng nhắc, Bộ Y tế mới giải trình vụ Cát Tường

Thủ tướng cho biết, liên quan đến vụ Cát Tường, sau hai lần nhắc nhở ngành y tế mới giải trình về trách nhiệm trước công chúng.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ 2014 của Văn phòng Chính phủ diễn ra ngày 21/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ động thông tin về các vấn đề nóng, nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của dư luận, báo chí, không để kéo dài mà không có chỉ đạo giải quyết dứt điểm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 

“Ký túc xá” đơn sơ của học sinh vùng biên cương Mường Lát

(Kiến Thức) - Trên lưng chừng ngọn đồi ở Trung Lý, Mường Lát, khu "ký túc xá" xiêu vẹo của các em học sinh nghèo đang chơ vơ đón gió lạnh vùng biên.

Trung Lý, Mường Lát thuộc vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, giáp với nước bạn Lào. Nơi đây còn quá nhiều khó khăn, vất vả.
Trung Lý, Mường Lát thuộc vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, giáp với nước bạn Lào. Nơi đây còn quá nhiều khó khăn, vất vả. 

Nhiều học sinh nhà xa cách trường đến gần 50km.

Nhiều học sinh nhà xa cách trường đến gần 50km.


Vì điều kiện xa nhà nên nhiều em học sinh ở lại gần trường tại khu "ký túc xá".
 Vì điều kiện xa nhà nên nhiều em học sinh ở lại gần trường tại khu "ký túc xá".
Gọi vui là "ký túc xá" nhưng thực tế đó là chòi tạm bằng liếp nứa do phụ huynh và các thầy cô giáo dựng làm nơi trú ngụ của các em nhỏ Trung Lý học xa nhà.
Gọi vui là "ký túc xá" nhưng thực tế đó là chòi tạm bằng liếp nứa do phụ huynh và các thầy cô giáo dựng làm nơi trú ngụ của các em nhỏ Trung Lý học xa nhà. 
Đối với các em học sinh, ngày ngày đến trường là niềm vui, để tránh xa ma túy, tìm đến con chữ mong sao thay đổi được tương lai mình.
 Đối với các em học sinh, ngày ngày đến trường là niềm vui, để tránh xa ma túy, tìm đến con chữ mong sao thay đổi được tương lai mình.

Bữa ăn hàng ngày có cơm trắng, rau rừng và thỉnh thoảng có cá khô. Thịt đối với các em dường như là món ăn quá xa xỉ.
Bữa ăn hàng ngày có cơm trắng, rau rừng và thỉnh thoảng có cá khô. 
Thịt đối với các em dường như là món ăn quá xa xỉ.
 

Mỗi dịp cuối tuần, các em theo xe về nhà lấy gạo mang lên "ký túc xá" tạm bợ này để nấu ăn.
Mỗi dịp cuối tuần, các em theo xe về nhà lấy gạo mang lên "ký túc xá" tạm bợ này để nấu ăn. 
Sống xa nhà, các em tự chăm sóc mình, mỗi chòi có khoảng từ 4 đến 6 học sinh cùng góp gạo và cùng nấu ăn
 Sống xa nhà, các em tự chăm sóc mình, mỗi chòi có khoảng từ 4 đến 6 học sinh cùng góp gạo và cùng nấu ăn

Khu bếp của các em nhỏ
 Khu bếp của các em nhỏ

"Ký túc xá" trống huơ trống hoác trong những ngày mùa đông lạnh giá
 "Ký túc xá" trống huơ trống hoác trong những ngày mùa đông lạnh giá

Những lều tạm dựng ngay dưới chân khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Trung Lý, cạnh trường THCS Trung Lý
Những lều tạm dựng ngay dưới chân khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Trung Lý, cạnh trường THCS Trung Lý

Chăn cũ, đắp chung chống chọi giá rét
Chăn cũ, đắp chung chống chọi giá rét

Các em hái rau dại để ăn cùng cơm hàng ngày
Các em hái rau dại để ăn cùng cơm hàng ngày 

Khoảng 20 căn lều tạm được dựng tại khu "ký túc xá" của các em học sinh THCS Dân tộc bán trú Trung Lý
Khoảng 20 căn lều tạm được dựng tại khu "ký túc xá" của các em học sinh THCS Dân tộc bán trú Trung Lý 

Hơn 10 căn lều tạm của các em học sinh Tiểu học Trung Lý I đều giống nhau.
 Hơn 10 căn lều tạm của các em học sinh Tiểu học Trung Lý I đều giống nhau.

Hằng ngày, các em muốn dùng nước sạch thì phải mang xô, chậu đi xách nước từ bể nước của các thầy cô giáo gần đó.
Hằng ngày, các em muốn dùng nước sạch thì phải mang xô, chậu đi xách nước từ bể nước của các thầy cô giáo gần đó. 

Mặc dù đơn sơ, xiêu vẹo nhưng "ký túc xá" cũng được thầy cô giáo và chính quyền địa phương cung cấp điện và có nội quy nghiêm ngặt.
Mặc dù đơn sơ, xiêu vẹo nhưng "ký túc xá" cũng được thầy cô giáo và chính quyền địa phương cung cấp điện và có nội quy nghiêm ngặt. 

Góc học tập, góc sinh hoạt, chỗ ngủ, nấu ăn... đều trong một lều tạm.
 Góc học tập, góc sinh hoạt, chỗ ngủ, nấu ăn... đều trong một lều tạm.