Nữ bệnh nhân HIV nhiễm COVID-19, virus đột biến 32 lần trong cơ thể

(Kiến Thức) - Nữ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nhưng tình trạng của cô chưa bao giờ chuyển nặng, chỉ có SARS-CoV-2 liên tục biến đổi trong cơ thể cô tới 32 lần. 

Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lan rộng, các nghiên cứu liên quan cho thấy virus SARS-CoV-2 liên tục biến chủng, gây khó khăn trong công tác chữa trị dứt điểm. Mới đây, thông tin về một người phụ nữ nhiễm HIV có kết quả dương tính với COVID-19 điều trị mãi không khỏi, thêm nữa virus còn đột biến 32 lần trong cơ thể cô đã gây xôn xao dư luận.
Theo báo cáo, người phụ nữ nhiễm HIV năm nay 36 tuổi, ở Nam Phi. Kể từ khi cô được chẩn đoán dương tính với COVID-19 đến nay đã gần một năm. Được biết trong suốt 216 ngày điều trị, virus SARS-CoV-2 đột biến tới 32 lần trong cơ thể nữ bệnh nhân.
Nu benh nhan HIV nhiem COVID-19, virus dot bien 32 lan trong co the
 Ảnh minh họa.
Nữ bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nhưng tình trạng của cô chưa bao giờ chuyển nặng, chỉ có SARS-CoV-2 liên tục biến đổi trong cơ thể cô, cụ thể virus này đột biến 13 lần ở protein gai, protein giúp virus né được phản ứng miễn dịch, và phát sinh 19 đột biến khác có thể thay đổi hành vi virus. Trong đó có đột biến E484K và đột biến N510Y.
Mặc dù không có bằng chứng ở giai đoạn này để chứng minh liệu những người nhiễm HIV có làm cho sự phát triển của SARS-CoV-2 trở nên phức tạp hơn hay không, và vẫn chưa rõ liệu virus đột biến các chủng trong cơ thể sẽ lây nhiễm sang người khác nhưng trường hợp này vẫn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người.
"Nếu phát hiện thêm nhiều trường hợp như vậy, điều đó có nghĩa rằng người nhiễm HIV có thể là nguồn gốc của các biến thể mới, vì virus có thể tồn tại trong người bệnh nhân HIV lâu hơn", tác giả của nghiên cứu, Tulio de Oliveira, nhà di truyền học tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy người nhiễm HIV có thể làm cho dịch COVID-19 nguy hiểm và phức tạp hơn. Các nghiên cứu tiếp theo vẫn được thực hiện.
Theo Tiến sĩ Juan Ambrosini, phó giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Barcelonauy, đây có thể là trường hợp cá biệt chứ không đúng với tất cả người nhiễm HIV, vì nhiễm virus kéo dài chỉ xảy ra với những người bị ức chế miễn dịch nghiêm trọng, nữ bệnh nhân 36 tuổi là bệnh nhân HIV giai đoạn nặng nên mới xảy ra tình trạng này.

WHO công bố hệ thống đặt tên mới cho các biến thể SARS-CoV-2

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới thông báo hệ thống đặt tên mới cho các biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện ở các nước trên thế giới. Hệ thống đặt tên này sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp.

Thay vì gọi các biến thể SARS-CoV-2 bằng những nơi chúng được phát hiện đầu tiên, WHO mới đưa ra thông báo về việc gán nhãn mới cho các biến thể gây đại dịch COVID-19. Theo đó, giới truyền thông và người dân có thể gọi tên các biến thể SARS-CoV-2 bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Hy Lạp.

Phát hiện biến thể COVID-19 mới với đột biến nguy hiểm

Theo các nhà khoa học, một dạng biến thể mới của virus corona đang lây lan tại thành phố New York. Biến thể mới chứa đột biến được cho là có thể giúp virus "né" hệ miễn dịch.

New York Times đưa tin biến thể COVID-19 mới có tên gọi B.1.526 lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu được thu thập tại thành phố vào tháng 11/2020.

Ông Michel Nussenzweig, một nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller, chia sẻ: “Đây không phải tin vui gì. Tuy nhiên, điều tốt là chúng ta đã biết về biến thể nên chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn bị sớm”.

Tâm dịch Bắc Giang: Đột biến tỷ lệ F1 thành F0

Hầu hết số F0 mới phát hiện ở tỉnh Bắc Giang đều là các trường hợp được xác định là F1 trước đó. Theo mẫu xét nghiệm được lấy từ ngày 22-25/5, kết quả ca mắc tăng hơn gấp 3 lần so với một số lần đỉnh cao nhất ở tỉnh này.

Tam dich Bac Giang: Dot bien ty le F1 thanh F0
Khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 833 Bắc Ninh: Ảnh: Như Ý 
Theo báo cáo của Bộ phận thường trực đặc biệt tại cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 25/5, tình hình dịch của Bắc Giang, Bắc Ninh đang rất nóng.