Nơi an nghỉ lạnh lẽo của công tử ăn chơi khét tiếng miền Tây

Vốn là người nổi tiếng với nhiều giai thoại và là chủ nhân một tòa nhà lớn nhất Nam kỳ, Công tử Bạc Liêu đang được an nghỉ ở một nơi ít ai ngờ tới.

Một buổi tiệc rất long trọng được tổ chức tại tư gia Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy 13 Điện Biên Phủ (P.2,TP. Bạc Liêu). Đặc biệt trong số khách mời có cả Bạch công tử Lê Công Phước từ Mỹ Tho đến để chung vui cùng cậu Ba Huy vừa trở về từ Pháp. Trong buổi tiệc, có sinh hoạt đờn ca tài tử và tổ chức cuộc thi sắc đẹp.
Giai thoại về công tử Bạc Liêu và ngôi nhà trở thành di tích
Trên đây là cảnh tái hiện một vài nét sinh hoạt đời thường của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy được tổ chức vào sáng 20/11. Buổi biểu diễn được diễn ra trong khoảng 25 phút.
Ông Ngô Quốc Khánh, tác giả kiêm đạo diễn chương trình này bày tỏ: 'Từ trước nhiều người vẫn nghĩ Công tử Bạc Liêu là người ăn chơi, sa đọa. Nói như thế không có nghĩa là công tử không còn chút thiện tâm nào. Ông đã có những việc làm khiến nhiều người khâm phục như xé giấy nợ cho tá điền, tổ chức cuộc thi sắc đẹp tại đất Bàu Sàng vào khoảng năm 1931, 1932'.
Noi an nghi lanh leo cua cong tu an choi khet tieng mien Tay
Nhà Công tử Bạc Liêu. 
Trải qua hơn 100 năm, Công tử Bạc Liêu đã để lại rất nhiều câu chuyện trong đó có những chuyện được xem như giai thoại và một ngôi nhà đồ sộ. Ngôi nhà ấy từ nhiều năm nay trở thành nơi tham quan cho du khách.
Cậu Ba Huy hay Công tử Bạc Liêu là một nhân vật có thật. Không ai có thể phủ nhận những điều tiếng quanh con người này về những thói ăn chơi phung phí.
Chuyện về cậu ba Huy được kể ngay khi cậu còn nhỏ. Được gia đình gửi sang Pháp ăn học nhưng cuối cùng kết quả đạt được để đem về nước là một cô vợ tây và một đứa con. Bắt đầu từ đó, cuộc ăn chơi ngút trời của Công tử liên tục diễn ra.
Trong lần đi thăm ruộng bằng máy bay, cậu Ba đã vô tình xâm phạm không phận Thái Lan. Cậu bị bắt giữ và phải mất 200.000 giạ lúa nộp phạt.
Cậu Ba Tư cũng là người sở hữu nhiều xe thời thượng. Những chiếc xe hiện vẫn còn đó, để cho du khách thưởng lãm.
Về chuyện tình cảm, Công tử là người đào hoa. Ngoài bà vợ chính thức Ngô Thị Đen, cậu Ba còn 'cặp bồ' với hàng tá phụ nữ khác. Những người này đều được trưng bày chân dung tại nhà kỷ niệm Công tử Bạc Liêu...
Ngôi nhà của Công tử hiện nay được dùng làm nơi trưng bày do người Pháp thiết kế và khởi công xây dựng vào năm 1919. Vật liệu làm nên ngôi nhà được mua từ Pháp. Có thể nói ngôi nhà này nguy nga, hiện đại nhất Nam kỳ vào thời bấy giờ. Trải qua nhiều đổi thay, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn và trở thành nơi thu hút du khách.
Bước vào bên trong, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cung cách 'rất tây' của ngôi nhà. Ngoài những đồ đạc quí giá, khách tham quan sẽ vô cùng thích thú khi bước vào căn phòng của cậu Ba Huy.
Ngoài bài trí thông thường, trong phòng đặc biệt có 2 chiếc giường nóng và lạnh. Giường nóng là bằng gỗ giáng hương dùng để ngủ khi thời tiết se lạnh. Giường lạnh bằng đá cẩm thạch sẽ làm mát vào mùa nóng.
Từ giai thoại đến sự thật, từ những món đồ cổ xưa đến ngôi nhà sừng sững nguy nga đã giúp cho ngành du lịch Bạc Liêu có thể làm nên điều kỳ tích. Tuần lễ văn hóa du lịch Bạc Liêu lần này hi vọng sẽ đen đến cho quê hương Công tử nhiều bất ngờ.
Noi an nghi lanh leo cua cong tu an choi khet tieng mien Tay-Hinh-2
Cổng vào nghĩa trang luôn khóa chặt. 
Nghĩa trang buồn thảm
Chúng tôi đến ấp Cái Dầy (thị trấn Châu Hưng, H. Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) để tìm nơi chôn cất gia đình họ Trần Trinh. Sau nhiều lần dò hỏi, chúng tôi được bà con chỉ dẫn đi vào con hẻm nhỏ cạnh một khách sạn lớn.
Noi an nghi lanh leo cua cong tu an choi khet tieng mien Tay-Hinh-3
 Nhà mồ với 6 ngôi mộ. Ông bà Trần Trinh Trạch ở giữa, bên trái là mộ cậu Ba Huy.
Đi được chừng 100m trên con đường nhỏ hẹp đầy cỏ dại, trước mắt chúng tôi, con đường bị chặn lại bởi hai cánh cửa khóa chặt. Chúng tôi phải trở lại ngôi nhà mua phế liệu mượn chìa khóa để vào.
Một phụ nữ trung niên cầm chìa khóa đi cùng chúng tôi. Chị là phận dâu, chồng chị là cháu ngoại của dòng họ Trần Trinh được giao nhiệm vụ quản trang.
Bước vào bên trong, quang cảnh thật um tùm. Dường như nơi đây thiếu bàn tay chăm sóc. Chị quản trang cho biết, nghĩa trang gia tộc họ Trần Trinh trước đây rộng khoảng 100 công đất (10 ha) nhưng trải qua nhiều biến chuyển đến nay chỉ còn chưa được 1 công (1000m2).
Noi an nghi lanh leo cua cong tu an choi khet tieng mien Tay-Hinh-4
 Bia ông bà Trần Trinh Trạch.
Nhìn quanh nghĩa trang, cây cối dày đặc. Đường đi bị cỏ dại lấp kín, chứng tỏ rất ít người vào. Ngoài những ngôi mộ nằm rải rác, một nhà mồ trong đó có 6 ngôi mộ. 2 ngôi mộ lớn nằm chính giữa và mỗi bên có hai mộ nhỏ. Hai ngôi mộ lớn là của ông, bà Trần Trinh Trạch. Phía bên trái là mộ công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Mộ được xây dựng kiên cố nhưng bụi bặm phủ dày. Trong một bụi cây, ló ra tấm bia. Trên tấm bia có dòng chữ: 'Hoa viên nghĩa trang Bình Dương đến viếng và chăm sóc mộ gia đình Công tử Bạc Liêu'.
Chị quản trang cho biết năm 2014, Hoa viên nghĩa trang Bình Dương đến dọn dẹp trồng hoa. Tuy nhiên được một thời gian cây cối lại um tùm.
Noi an nghi lanh leo cua cong tu an choi khet tieng mien Tay-Hinh-5
 Tấm bia của Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương chìm trong cỏ dại.
Trên đường về, chúng tôi nhìn những tấm pano quảng bá 100 năm di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Công tử Bạc Liêu ở hai bên đường rồi nghĩ về cảnh hoang phế ở nghĩa trang gia tộc Trần Trinh mà ngậm ngùi.
'Nếu đầu tư chút ít như làm sạch cỏ, làm đường, trồng lại cây xanh xung quanh khu mộ và lựa chọn một trong những điểm đến trong chuỗi du lịch cụm nhà công tử Bạc Liêu là khu mộ của dòng họ Trần Trinh, biết đâu, du khách sẽ cảm thấy thích thú hơn', một người dân nói với chúng tôi như thế.

Những đặc sản nhìn phát thèm ở quê hương công tử Bạc Liêu

(Kiến Thức) - Bánh tằm Ngan Dừa, bánh củ cải, dưa bồn bồn… là những đặc sản Bạc Liêu nổi tiếng và độc lạ khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu

Bánh tằm Ngan Dừa: Đây là đặc sản có từ lâu đời ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Bánh được ăn kèm với nước cốt dừa béo ngậy, dưa leo thái sợi nhỏ, các loại rau thơm, xà lách, giá đỗ trụng, cùng với một chén nước mắm chua cay đậm đà làm cho người ăn nhớ mãi không quên.

Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-2
Bún xào nem nướng: Khi tới Bạc Liêu, bạn sẽ mê ngay món bún xào nem nướng vô cùng mới lạ và thơm ngon. Từng sợi bún trắng mềm ăn kèm với nem nướng nóng hổi, rau sống tươi ngon, tạo nên món ngon không thể chối từ.
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-3
Bún bò cay: Nhắc tới bún bò, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bún bò Huế mà quên đi bún bò cay – đặc sản Bạc Liêu. Khi ăn tô bún bò cay, bạn sẽ cùng lúc được cảm nhận vị thơm, ngọt, bùi, giòn, dai, béo, chua, cay…
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-4
Cải xá bấu: Xá bấu chính là củ cải muối, có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Khi qua bàn tay khéo léo của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu, nó được chế biến khác đi và tạo thành món ăn có hương vị đặc trưng riêng của mảnh đất này. Cải xá bấu có thể nấu canh hay xào cùng thịt, trộn cùng sả bằm… đều rất ngon.
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-5
Mắm chua không xương Vĩnh Hưng: Món ngon này được chế biến bằng cách ủ lên men cá tươi qua nhiều công đoạn khá cầu kỳ. Mắm có vị chua, cay, mặn, ngọt, hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị nồng nàn khó quên. Mắm chua có thể dùng để chấm trái cây, rau, thịt luộc…
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-6
Bánh củ cải: Loại bánh này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng người dân Bạc Liêu đã “hô biến” thành đặc sản nổi tiếng địa phương. Bánh có mùi hới hăng hăng của củ cải, vị ngọt đậm đà của tôm, vị beo béo của thịt tạo nên món ngon không thể chối từ với mỗi du khách đặt chân tới Bạc Liêu.
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-7
Ba khía muối: Ba khía hay còn gọi là cua đồng nhưng nhỏ hơn một chút và chỉ sống ở vùng nước mặn. Ba khía muối là món ăn thường ngày của người dân Bạc Liêu và hay được ăn kèm với canh chua. Tuy là món ăn bình dân nhưng hương vị đậm đà của nó khiến người ăn không thể nào quên được.
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-8
Bún nước lèo: Ở Bạc Liêu, bún nước lèo được bày bán khắp mọi nơi. Cái hay của nước lèo ở đây là người ta cho củ cải vào ngâm để tăng độ ngọt tự nhiên. Chính vì thế mà chỉ cần cho thêm chút rau sống, tôm, thịt, giá đỗ là có ngay một bát bún thơm ngon.
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-9
Dưa bồn bồn: Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi... 
Nhung dac san nhin phat them o que huong cong tu Bac Lieu-Hinh-10
Ốc Bạc Liêu: Vì là vùng đất giáp với biển nên cua, ốc của Bạc Liêu rất phong phú. Người dân nơi dây đã biết tận dụng món quà từ biển cả để chế biến thành các món ăn thơm ngon hấp dẫn nhất Bạc Liêu như cua rang me, ốc xào, ốc trộn, gỏi ốc…làm thực khách xao xuyến. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Ngôi nhà bề thế nhất Nam kỳ lục tỉnh của công tử Bạc Liêu

Những ai có dịp ghé Bạc Liêu đều khó lòng bỏ qua ngôi nhà công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng ăn chơi nhất Nam kỳ lục tỉnh vào đầu thế kỷ 20.

Ngoi nha be the nhat Nam ky luc tinh cua cong tu Bac Lieu
Nhà “Công tử Bạc Liêu” tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu. Ngôi nhà này được xây dựng năm 1919 khi công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy mới 19 tuổi, đây là căn nhà to đẹp nhất Nam Kỳ lục tỉnh. Giờ đây, trở thành điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách bởi vẻ đẹp quí phái và trang trọng.  
Ngoi nha be the nhat Nam ky luc tinh cua cong tu Bac Lieu-Hinh-2
 Nhiều du khách đặt chân đến Bạc Liêu, đều muốn một lần ghé tham quan nhà công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng ăn chơi nhất xứ Nam kỳ đầu thế kỷ 20. Di ảnh vợ chồng công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và bà Ngô Thị Đen được treo ngay trên tầng 2 gian thờ của ngôi nhà. Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là cậu Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940.