Những thực phẩm đại kỵ với dưa hấu, tuyệt đối không ăn chung

Dưa hấu là loại quả chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C kali lycopene và citrulline. Tuy nhiên không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt và không phải ai cũng biết ăn dưa hấu đúng cách.

Dưa hấu có khoảng 92% nước, không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe và sắc đẹp.

Loại quả này không chứa chất béo và là nguồn vitamin A, B6 và C tuyệt vời, chứa kali và các hóa chất thực vật có lợi như lycopene và citrulline. Hàm lượng chất xơ trong dưa hấu rất tốt cho giảm cân. Loại trái cây thịt đỏ này tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, hoặc với một số người mắc bệnh, ăn dưa hấu có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Nhung thuc pham dai ky voi dua hau, tuyet doi khong an chung

Những người không nên ăn dưa hấu

Người viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày được Đông y cho là do âm suy, nóng trong gây nên. Do dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, người viêm loét dạ dày nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, khiến tình trạng bệnh thêm kéo dài.

Người chức năng thận kém

Thận hoạt động kém làm cho chức năng bài tiết nước trong cơ thể giảm, dễ gây phù chi dưới và toàn thân. Người mắc bệnh thận nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ gây ra tình trạng hấp thụ nước mà không kịp đào thải, do đó lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, thể tích máu tăng cao, gây ra chứng phù nhanh và dễ suy tim cấp tính.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít dưa hấu. Trong dưa hấu có 5% các loại đường, do đó ăn dưa hấu làm tăng lượng đường trong máu. Người bình thường do kịp thời phân dịch tuyến insulin nên đường trong máu, đường trong ống tiết niệu duy trì ở trạng thái bình thường. Còn người mắc bệnh tiểu đường do tuyến insulin hoạt động kém nên ăn dưa hấu sẽ làm tăng đường trong máu, nếu tình hình bệnh nặng có thể gây rối loạn trao đổi chất. Vì thế, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường hấp thụ mỗi ngày. Nếu ăn quá nhiều dưa hấu trong một ngày thì nên giảm lượng đường trong các thực phẩm khác để tránh tình trạng bệnh trở thành nghiêm trọng.

Sản phụ

Sản phụ ăn nhiều dưa hấu dễ gây tổn thương tỳ vị bởi thể chất của sản phụ tương đối kém và suy nhược. Đây là điều mà các sản phụ cần đặc biệt lưu ý và không nên ăn nhiều dưa hấu.

Người bị cảm lạnh

Dưa hấu là loại quả có tính hàn, giải nhiệt, được chế biến thành nước giải khát trong mùa hè mà rất nhiều người ưa thích, đây là loại đồ uống thanh nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, đối với người bị cảm lạnh, khi nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống ở mức bình thường mà vẫn ăn dưa hấu thì sẽ làm cho cơ thể lạnh thêm, dẫn đến triệu chứng sốt cao, khát nước, đau họng nặng hơn…

Loét miệng

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Lúc này, nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh chóng, gây thiếu nước ở khoang miệng, làm cho miệng khô, nóng trong, khó điều trị bệnh tận gốc.

Nhung thuc pham dai ky voi dua hau, tuyet doi khong an chung-Hinh-2

Những thực phẩm "đại kỵ" với dưa hấu, tuyệt đối không nên ăn chung

Thịt dê

Thịt dê có mùi vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên được chế biến thành nhiều với món với công dụng bổ dưỡng cho sức và giúp cơ thể giữ ấm tự nhiên.

Tuy nhiên sau khi ăn thịt dê và bạn tráng miệng bằng dưa hấu thì sẽ dễ gây ra những hậu quả ngoài mong muốn. Bởi vì thịt dê mang tính nóng, vị ngọt còn dưa hấu lại là tính lạnh. Việc kết hợp sẽ bị tổn thương khí, khiến bên trong cơ thể không thích nghi được tính nóng - lạnh cùng 1 lúc, gây ra các triệu chứng về rối loại tiêu hoá, đau dạ dày và nặng hơn là dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

Các loại thịt chứa lượng đạm cao

Thịt là món ăn phổ biến, vì thế mà nhiều lúc vô ý bạn kết hợp thịt với dưa hấu trong 1 bữa ăn, điều này lại vô tình khiến chất dinh dưỡng trong cả 2 loại thực phẩm bị giảm đi và còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Lí do bởi vì thịt có tính nóng, nhiều protein khi kết hợp với dưa hấu có tính lạnh và chiếm tới 94% là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein khiến dịch dạ dày tăng lên, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó còn rất nguy hiểm với những ai đang mắc chứng bệnh suy nhược lá lách.

Chuối

Bạn không nên kết hợp chuối với dưa hấu bởi vì trong dưa hấu có hàm lượng đường cao, giàu kali và chuối cũng rất giàu kali.

Việc sử dụng 2 loại trái cây này sẽ khiến cơ thể dung nạp quá nhiều kali và không thể tiêu thụ hết được. Đối với những người suy thận vì kali được thải qua nước tiểu, khi suy thận kali bị ứ đọng trong cơ thể và khiến kali trong máu tăng cao trên 6,5mmol/l, từ đó có thể làm tim loạn nhịp, dẫn tới ngừng tim đột ngột, gây tử vong bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng báo trước.

Hải sản

Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn như dưa hấu.

Bên cạnh đó, theo Đông Y, hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein lạ, khi ăn hải sản cùng với dưa hấu có tính lạnh vào cơ thể sẽ tạo ra những kháng nguyên gây ra các triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi. Đặc biệt là cũng có thể gây ngộ độc như da nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở..

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho điều hòa ruột. Còn dưa hấu là nguồn cấp vitamin và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu hai thực phẩm này kết hợp lại sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bởi vitamin C chiếm tỷ lệ lớn trong dưa hấu, có vai trò là một chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe làn da và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Khi kết hợp sữa chua với vitamin C trong dưa hấu sẽ đẩy lượng axit lên cao dễ gây hại cho người bị đau dạ dày.

Lâu ngày với sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng và ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và nặng hơn là bị ngộ độc thực phẩm.

Kem

Dưa hấu và kem sẽ gây ảnh hưởng không tốt với sức khoẻ như bị rối loạn tiêu hoá, đau bụng,... bởi vì dưa hấu có tính hàn, lạnh khi kết hợp với kem lạnh sẽ tăng thêm mức độ lạnh bên trong cơ thể.

Nhiệt độ bên trong cơ thể vốn ổn định, khi gặp thực phẩm lạnh đột ngột sẽ khiến cơ thể bị tê cứng, không kịp thích nghi vì thế sẽ hỗn loạn và dẫn tới bị rối loạn tiêu hoá, lạo xạo trong bụng.

5 loại ung thư đàn ông Việt hay gặp nhất

Theo thống kê mới nhất, mỗi năm nước ta phát hiện tới gần 99.000 ca mắc ung thư mới là nam giới. Các loại ung thư phổ biến hàng đầu ở đàn ông Việt Nam là ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng và tiền liệt tuyến.

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat

Số ca mắc mới ung thư ở nam giới Việt Nam, năm 2020

Ung thư gan

Theo số liệu từ Globocan, Việt Nam phát hiện mới khoảng 20.200 nam giới mắc ung thư gan năm 2020. TS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết đây là bệnh lý ung thư có tỉ lệ tử vong hàng đầu.

Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải; trướng bụng; vàng da, củng mạc mắt,…

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat-Hinh-2

Dấu hiệu ung thư gan. Nguồn: Bệnh viện K

Trong giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng trên rõ ràng hơn hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

- Sụt cân không rõ nguyên nhân

- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.

- Luôn có cảm giác ngứa

- Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,…. Ngoài ra tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan.

Ung thư phổi

Đây là loại ung thư đứng hàng thứ 2 trong top 5 bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam. Cụ thể, có gần 18.700 ca ung thư phổi mới năm 2020.

Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

Ho khan, ho máu, hay ho có đờm; Đau ngực; Khó thở; Khàn tiếng; Đau đầu (khi di căn não) hoặc phù mặt, cổ và tay (khi tĩnh mạch lớn ở ngực bị chèn ép).

Nếu khối u ở đỉnh phổi, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: Đau ở tay, vai, hoặc cổ; Sụp mí mắt, nhìn mờ, nửa mặt bị đỏ; Yếu hoặc liệt tay.

Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư phổi. Nhưng khi có các triệu chứng trên, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được bác sỹ khám, tư vấn bệnh.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá, do người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn rất nhiều (khoàng 20 lần) so với người không hút thuốc lá. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào hút thuốc lá cũng ung thư phổi, và có những trường hợp không hút vẫn mắc bệnh.

Ung thư dạ dày

Hơn 11.000 người đàn ông Việt Nam phát hiện mắc ung thư dạ dày năm 2020, gần gấp đôi nữ giới. PGS.TS Phạm Hoàng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện Việt Đức, cho hay với nhóm bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày từ các triệu chứng sớm, khối u có kích thước nhỏ, họ thường có triệu chứng mơ hồ, không rõ ràng, ăn vào một chút cũng đầy bụng, chậm tiêu.

"Bình thường ăn một chút chỉ 15 phút là tiêu hoá được, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể 2-3 tiếng vẫn chưa tiêu hoá hết, rất khó chịu" - PGS Hà nói thêm.

Những dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày là bệnh nhân khó chịu vùng bụng trên rốn, đau tức, đau nhẹ, không phải cơn đau dữ dội, quằn quại. Một số bệnh nhân thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt khi thay đổi tư thế.

Khi ung thư ở giai đoạn tiến triển (có di căn hoặc biến chứng), bệnh nhân bị chướng bụng, hoặc sờ thấy trên cổ nổi hạch. Khi ung thư biến chứng, bệnh nhân thấy có chảy máu, nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen như nhựa đường.

Ung thư đại trực tràng

Xếp sau 3 loại ung thư trên là ung thư đại trực tràng, với gần 8.900 ca mắc mới ở nam giới Việt năm 2020. Theo TS.BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa.

Một số dấu hiệu thường gặp như: hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn… Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, điều đó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Đại tràng là cơ quan bài tiết trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài... rất có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng. Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon cũng là tình trạng thường thấy, nếu kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Một người nếu giảm cân bất thường mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng, rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư ở giai đoạn muộn, có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Ung thư tiền liệt tuyến

Riêng năm 2020, có tới gần 6.300 người Việt phát hiện mắc bệnh này và hơn 2.620 ca tử vong.

Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có biểu hiện tương tự u phì đại lành tính.

Các dấu hiệu cảnh báo như: tiểu nhiều lần, tiểu vội, tiểu són. Các triệu chứng chèn ép cũng dễ gặp như tiểu khó, phải rặn, rớt nước tiểu sau cùng, tiểu không hết.

5 loai ung thu dan ong Viet hay gap nhat-Hinh-3

Thầy thuốc giải thích kết quả siêu âm cho nam giới mắc bệnh lý tuyến tiền liệt. Ảnh: BV

Nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp bí tiểu hoàn toàn hay không hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, tiểu ra máu. Bệnh nhân cũng có những dấu hiệu như rối loạn chức năng tình dục, đau lưng, hông...

Nếu ở giai đoạn muộn, bệnh có các biểu hiện của di căn ung thư là rối loạn tiểu tiện do u xâm lấn vùng cổ bàng quang và xâm lấn lỗ niệu quản; Di căn xương gây đau nhức xương.

Nếu bệnh di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy, gây liệt chi, rối loạn cơ tròn; Di căn hạch chậu, gây phù chân; Xuất tinh ra máu nếu di căn túi tinh.

 

Sai lầm khi ăn sáng biến thực phẩm thành "kẻ thù" tàn phá dạ dày

Những thói quen ăn sáng dưới đây chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà vô tình còn dễ rước thêm bệnh vào người, ai mắc phải cần từ bỏ ngay.

Ăn sáng ngay sau khi thức dậy

Sau khi thức dậy, dạ dày vẫn đang trong trạng thái chưa hoàn toàn “tỉnh táo”. Ngoài ra, nước bọt và dịch tiết dạ dày vào buổi sáng thường tương đối ít, nên nếu bạn ăn một lượng lớn thức ăn ngay sau khi ngủ dậy sẽ khiến việc tiêu hoá trở nên khó khăn, gây đầy bụng hoặc khó tiêu. Thay vào đó, khi vừa ngủ dậy bạn hãy uống một cốc nước lọc rồi ăn sáng một lúc sau đó. Một cốc nước lọc vào buổi sáng không những bổ sung lượng nước đã mất trong lúc ngủ mà còn làm tăng tiết dịch tiêu hoá, thúc đầy tuần hoàn máu.

Đừng dại kết hợp đậu phụ với 5 món đại kỵ này

Cần lưu ý không nên tuỳ tiện kết hợp đậu phụ với 5 thực phẩm đại kỵ dưới đây vì sẽ gây hại.

Đậu phụ là món ăn giải ngấy rất tốt trong những ngày nắng nóng, hoặc khi cần tìm thứ gì đó thanh mát nhưng vẫn đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ít ai biết, đậu phụ là món ăn có chứa hàm lượng canxi rất lớn.

Thói quen ăn đậu phụ khoảng 2-3 lần/tuần rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tuỳ tiện kết hợp nó với 5 thực phẩm đại kỵ dưới đây vì sẽ gây hại.