Những sai lầm khi ăn tỏi gây hại khôn lường nhiều người mắc phải

Nhiều người không biết mình đang rước bệnh vào thân chỉ vì thiếu hiểu biết khi ăn tỏi, món gia vị thường thấy trong nhiều món ăn.

Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành thuốc độc nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách.
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc ăn không kèm các loại thực phẩm khác
Nhung sai lam khi an toi gay hai khon luong nhieu nguoi mac phai
Ăn tỏi khi đói sẽ kích thích dạ dày, gây viêm cấp tính. Ảnh minh họa 
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày cấp tính.
Ăn tỏi khi đang uống thuốc 
Giống như ớt và nhiều loại gia vị cay khác, tỏi có một vài tác dụng phụ đối với những người bị bệnh nặng và đang sử dụng thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều tỏi
Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, ăn nhiều có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày, dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân, thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa không quá 15g tỏi là đủ và nên chia làm mấy lần. Ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra bệnh viêm kết mạc mắt.
Người bị bệnh đường tiêu hóa, nội tạng yếu, sức đề kháng kém 
Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
Những người bị bệnh gan, thận suy yếu, sức đề kháng kém cũng không nên ăn tỏi. Ngoài việc có thể có phản ứng phụ với thuốc chữa bệnh thì tỏi còn có thể gây giảm tế bào hemoglobin và tế bào máu đỏ của máu và gây thiếu máu. Nó còn kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột.
Những thực phẩm kỵ ăn chung với tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị có vị cay, tính nóng (đại nhiệt), hơi độc do vậy khi kết hợp cùng những cũng có tính ôn (ấm) như thịt gà, thịt chó, thịt dê, trứng... sẽ khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến chướng bụng khó tiêu, sinh ra kiết lị.
Tỏi cũng không thể ăn kèm cùng một số loại thủy hải sản như cá diếc, cá trắm, tôm, cua... bởi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa, dễ sinh ra giun sán gây trước bụng.
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…

8 cách đơn giản để luôn khỏe đẹp trong mùa thu

Khi giao mùa, cách chăm sóc sức khỏe nói chung và với làn da nói riêng cũng phải thay đổi để phù hợp với thời tiết, có như vậy bạn mới luôn cảm thấy khỏe khoắn và làn da mới mãi giữ được vẻ tươi tắn và thanh khiết…

Chỉ cần “bỏ túi” 8 cách dưới đây, bạn sẽ luôn rạng ngời khoe sắc.

1. Tập thể dục buổi sáng:

Sau một đêm, cơ thể tích tụ nhiều chất thải, chất độc, việc tập thể dục kích thích tuyến mồ hôi hoạt động giúp các chất bụi, bẩn, cặn bã theo mồ hôi thoát ra khỏi lỗ chân lông. Quá trình này giúp da được “thải độc”, các tế bào phát triển khỏe đẹp hơn.

8 cach don gian de luon khoe dep trong mua thu
Ảnh minh họa: internet. 

2. Uống 2 lít nước/ngày:

Mùa thu, bạn sẽ không hay có cảm giác khát nước như mùa hè nhưng thực tế thì làn da lại rất thiếu độ ẩm và cách cung cấp độ ẩm đơn giản nhất là phải uống đủ nước. Bạn có thể bổ sung bằng các loại nước ép trái cây, nước rau quả... vừa cung cấp thêm vitamin vừa làm chậm quá trình lão hóa da.

3. Ăn thật nhiều rau xanh, trái cây:

Các vitamin E, C, A cùng với các chất chống ôxy hóa khác có trong rau xanh, trái cây như cà rốt, cà chua, cam, bưởi... sẽ chống lại các gốc tự do, ngăn chặn quá trình già đi của tế bào, trẻ hóa da từ bên trong.

4. Thay đổi sữa rửa mặt:

Mùa thu, không khí khô và nhiều gió sẽ làm da mặt dễ có tế bào chết, do đó bạn nên chọn loại sữa rửa mặt mới có độ dưỡng ẩm cao để phù hợp với làn da trong thời điểm này.

5. Tẩy tế bào chết:

Giúp loại bỏ lớp tế bào già nua, bụi bẩn tận sâu trong lỗ chân lông giúp da thông thoáng, dễ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần để giữ độ cân bằng pH.

6. Đắp mặt nạ tự nhiên:

Tuy kết quả đến chậm, nhưng các loại mặt nạ tự nhiên từ rau, củ, quả được xem là một liệu pháp làm đẹp lâu dài, an toàn và rất hiệu quả.

7. Hạn chế trang điểm:

Hầu hết các loại mỹ phẩm đều chứa một lượng chì nhất định nên bạn hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễm độc. Trang điểm nhiều còn làm bưng bít lỗ chân lông gây ra tình trạng viêm da... Bởi vậy, hạn chế càng ít trang điểm càng tốt và cần làm sạch da trước khi đi ngủ.

8. Tắm để khỏe và đẹp:

Tắm với muối biển: Sẽ mang lại sự thoải mái và tươi mát cho cơ thể, làm giảm mệt mỏi của thần kinh, có thể chống viêm và làm lành da, làm cho da mượt mà và đàn hồi hơn.

Tắm với sữa tươi: Acid lactic trong sữa là một acid alpha hydroxyl có thể làm sạch vào tận sâu các lớp trong cùng của da. Bạn có thể đổ 1 lít sữa vào bồn rồi ngâm mình trong đó.

Tắm với hoa hồng: Đơn giản và dễ tìm, hoa hồng luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai không có nhiều thời gian chuẩn bị mà vẫn muốn sự thoải mái.

Tắm với các loại tinh dầu như: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam, chanh, bưởi... giúp bạn thư giãn, xoa dịu thần kinh và làm da mềm mại.

Thói quen khiến trẻ Việt dễ gặp họa nếu cha mẹ ít để ý

(Kiến Thức) - Cô bé 4 tuổi ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, đeo một sợi dây chun trên tay lâu đến nỗi sợi dây hằn ăn sâu vào trong thịt và da bọc luôn ra ngoài, gây đau nhức liên tục cho bé.

Bé Le Le đã được đưa đến bệnh viện sau khi bố mẹ phát hiện ra một vòng thịt sưng đỏ bất thường trên tay. Bố mẹ bé cho biết họ không thể ngờ rằng sợi dây chun nịt lại ăn sâu hẳn vào trong da thịt bé như vậy.
Thoi quen khien tre Viet de gap hoa neu cha me it de y
Da bé Le Le bị sưng đỏ lên vì vòng nịt ăn sâu vào da. 

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ đã chỉ định mổ cho cô bé ngay lập tức. Trải qua hơn 2 giờ đồng hồ phẫu thuật, chiếc dây nịt cao su ăn vào thịt được lấy ra khỏi tay cô bé. Bệnh nhi đã hồi phục nhưng trên tay để lại một vết sẹo vòng khá lớn.

Trước đó, Le Le cũng thường xuyên kêu đau nhức và được ông bà đưa đến bệnh viện khám từ đầu 2018. Thế nhưng các bác sĩ cũng không tìm ra được nguyên nhân và cho rằng bé bị dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Bác sĩ Ye Wensong, người phẫu thuật cho Le Le, cho biết trong suốt 20 năm hành nghề, ông cũng chỉ mới chứng kiến một trường hợp tương tự. Bé Le Le ở nhà cùng ông bà vì bố mẹ đi làm xa. Có lẽ ông bà của bé cao tuổi mắt kém nên đã không để ý thấy Le Le lấy dây chun đeo lên tay.

Thoi quen khien tre Viet de gap hoa neu cha me it de y-Hinh-2
Chiếc chun nịt ăn sâu vào da bé.