Những phi vụ làm ăn của Hùng Sara, Chủ tịch Đại học Đông Đô đang bị truy nã

Ngoài "ghế" Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, ông Trần Khắc Hùng đang làm Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Thương mại VNN (mã VNN) và CTCP Tập đoàn Sara. Tại TP. Vinh, tên tuổi Hùng Sara từng một thời "nổi như cồn".

Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vừa ra quyết định truy nã bị can Trần Khắc Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục Trường Đại học Đông Đô với tội danh “Giả mạo trong công tác”.
Với giới tài chính/chứng khoán, ông Trần Khắc Hùng nổi danh với vai trò Chủ tịch HĐQT hai công ty CTCP Đầu tư và Thương mại VNN (mã VNN) và CTCP Tập đoàn Sara (mã SRB). Tuy nhiên, ông Hùng đã thoái hết 406.500 cổ phiếu (tỷ lệ 20,5% vốn) SRA vào tháng 6/2017.
Ngày 17/3/2007, 5,65 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Sara đã chào sàn HNX. Chốt phiên giao dịch này, thị giá SRB đạt 13.540 đồng/cổ phiếu. Là doanh nhân địa phương trong top đầu đưa doanh nghiệp niêm yết lên sàn, nên tại TP. Vinh, Nghệ An, tên tuổi Hùng Sara từng một thời "nổi như cồn".
Sau 3 năm niêm yết trên sàn chứng khoán, SRB đã thực hiện duy nhất 1 lần tăng vốn điều lệ lên 85 tỷ đồng thông qua chào bán gần 2,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các đối tác chiến lược.
Điều đáng nói là các nhà đầu tư chiến lược này sau đó đều chỉ có tỷ lệ sở hữu dưới 5%, thậm chí có người còn sở hữu chưa đến 1% vốn SRB (tỷ lệ vừa vặn để họ không cần báo cáo trong trường hợp muốn giao dịch cổ phiếu).
Thời điểm SRB tăng vốn cũng là khoảng thời gian cổ phiếu này đang duy trì ở vùng giá khá cao kể từ khi niêm yết, trước khi dần “đổ đèo” từ cuối năm 2010 trở đi.
Nhung phi vu lam an cua Hung Sara, Chu tich Dai hoc Dong Do dang bi truy na
Khoảng thời gian SRB thực hiện tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho đối tác chiến lược 
Một điểm thú vị khác là BCTC qua các năm của SRB luôn duy trì các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm đến hơn một nửa tổng tài sản.
Nhung phi vu lam an cua Hung Sara, Chu tich Dai hoc Dong Do dang bi truy na-Hinh-2
 
Đến hết năm 2018, các khoản đầu tư tài chính SRB đạt 40,36 tỷ đồng, chiếm hơn 79,6% tổng tài sản. Bóc tách các con số, có thể thấy các khoản vốn góp 28,4 tỷ đồng vào CTCP Borsmi; 3,9 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Chứng khoán Sara; 4,4 tỷ đồng vào CTCP Công nghệ Sara và 2 tỷ đồng ở CTCP Vinaken.
Ngoài ra, họ cũng đang có các khoản đầu tư 450 triệu đồng tại CTCP TM Hải Đăng; 1,7 tỷ đồng ở CTCP Viễn thông Sara; 1,8 tỷ đồng ở CTCP Sara Media; 3,85 tỷ đồng CTCP Sara Window và 9 tỷ đồng đầu tư vào Trường ĐH Đông Đô.
Trong đó, đáng chú ý là CTCP TM Hải Đăng, CTCP Viễn thông Sara, CTCP Sara Media, CTCP Sara Window, tức 4/9 công ty được đầu tư, đã ngừng hoạt động nhưng chưa đóng mã số thuế. Giá trị trích lập chỉ là vỏn vẹn 3,8 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với giá trị khoản đầu tư.
Công ty TNHH kiểm toán Nhân Tâm Việt cho rằng đây là cơ sở chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu gây ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Ngoài ra, công ty trong năm 2018 lỗ 3,3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 10,25 tỷ đồng), qua đó đã nâng số lỗ lũy kế của SRB tính đến ngày 31/12/2018 là 46,66 tỷ đồng, chiếm 54,9% vốn chủ sở hữu.
Điều này phần nào đã dẫn tới việc thị giá SRB liên tục “dò đáy”. Cụ thể, đến phiên giao dịch 20/8 giảm 7,70% về 1.200 đồng/cổ phiếu – mức giá thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết đến nay.
Cuối năm 2018, ông Hùng nắm 1,2 triệu cổ phiếu SRB, tương đương 4,76% vốn công ty. Trong khi đó tính đến cuối năm 2017, ông đang sở hữu 19,3% vốn VNN, tương ứng 1,1 triệu cổ phiếu VNN.
Trong khi đó, một công ty khác của ông Hùng là CTCP Đầu tư và Thương mại VNN (mã VNN) đã hủy niêm yết vào ngày 27/7/2018 do không đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng.
Giống “người anh em” SRB, VNN trong năm 2017 không ghi nhận doanh thu và lỗ gần 400 triệu đồng.
Tại BCTC của VNN, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế đã chỉ ra nhiều khoản đầu tư không đủ bằng chứng kiểm toán như số tiền 32 tỷ đồng đầu tư vào Trường ĐH Dân lập Đông Đô; 5 tỷ đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Đào tạo Quốc tế Đông Đô dưới dạng khoản phải thu khác; và khoản tạm ứng 7,6 tỷ đồng của ông Vương Bá Lân để thực hiện dự án Nhà máy sản xuất cơ khi chính xác lô CN10 khu B – Khu công nghiệp Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
CTCP Tập đoàn Sara tiền thân là Công ty cổ phần Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin Quốc gia được Trần Khắc Hùng thành lập ngày 16/06/2003. Từ đó, Hùng gắn liền với biệt danh Hùng Sara. Hùng "có duyên" làm "giáo dục" từ rất sớm với "nghề" môi giới liên kết đào tạo trước khi ngồi "ghế" Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đông Đô.

Vì sao Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt giam?

(Kiến Thức) - Giữ vai trò Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô từ khi mới 34 tuổi (26/6/2017, ông Dương Văn Hòa vừa bị khởi tố bắt giam do có hành vi tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngày 2/8, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với ông Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng Đại học Đông Đô.
Cùng bị khởi tố với tội danh trên còn có ông Trần Ngọc Quang (sinh năm 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô); bà Phạm Vân Thùy (sinh năm 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (sinh năm 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô).

Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô bị bắt: Xử lý người "mua" bằng thế nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Ngày 30/7, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” đối với Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa (SN 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) và 3 bị can khác. 
Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi

Bị can Dương Văn Hoà.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, Hiệu trường trường Đại học Đông Đô và một số cán bộ đã có dấu hiệu thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài, thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo, cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy để thu tiền.

Sau khi Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô (Hà Nội)  bị bắt vì cấp khống nhiều văn bằng, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy những người đã "mua" bằng sẽ bị xử lý như thế nào? 

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với những bằng cấp đã cấp trái quy định này thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật. Việc cấp bằng đại học mà không thực hiện thủ tục tuyển sinh, không đào tạo như vậy là hành vi được xác định là “làm, cấp giấy tờ giả”, đó là căn cứ để buộc tội các bị can trong vụ án này, đồng thời cũng là cơ sở để xác định những bằng cấp này là không có giá trị pháp lý và sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định pháp luật.

Hieu truong truong Dai hoc Dong Do bi bat: Xu ly nguoi
 Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư Hà Nội.

Hành vi “làm, cấp giả giấy tờ”, được xác định là cấp giấy tờ, bằng cấp không đúng thẩm quyền hoặc không đúng trình tự, thủ tục, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng giáo dục đào tạo, ảnh hưởng tới việc quản lý nguồn nhân lực, gây hệ lụy xấu cho xã hội, bởi vậy hành vi này được xác định là nguy hiểm cho xã hội, là căn cứ để buộc tội các bị can.

Cũng theo ông Cường, về hình phạt mà các đối tượng này phải đối mặt sẽ rất nghiêm khắc, có thể lên đến 20 năm tù. Mức hình phạt dành cho các bị can này sẽ phụ thuộc vào quy mô, số lượng bằng cấp giả đã được phát hành.

Luật sư Cường nói: "Hành vi của các đối tượng này được xác định là “có tổ chức”, “người phạm tội là người có trách nhiệm cấp các giấy tờ tài liệu đó”, bởi vậy các đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm tù theo quy định tại điểm a) điểm b), khoản 2 điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trong quá trình điều tra nếu cơ quan điều tra xác định số bằng cấp giả, tài liệu giả từ 6 đến 10 giấy tờ giả thì Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô cùng các đối tượng có thể đối mặt với mức hình phạt có thể tới 15 năm tù. Trong trường hợp các giấy tờ tài liệu giả từ 11 giấy tờ trở lên thì hình phạt sẽ là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo quy định tại khoản 4 của điều luật này.

Một nguyên tắc công bằng trong pháp luật là ai sai phạm đến đâu phải chịu trách nhiệm pháp lý đến đấy, không nên để những hành vi sai phạm của một số cá nhân mà với ảnh hưởng đến cả nhà trường hoặc ảnh hưởng đến hàng trăm học viên đang khắc khoải chờ đợi nhận bằng từ cơ sở đào tạo này."

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô "bán" bằng cấp.

>>> Xem thêm video: Mua bằng giả dễ như mua... rau

Nguồn: VOV.



Khởi tố bắt giam Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa cùng 3 cán bộ trường này về tội “ giả mạo trong công tác”.

Ngày 2/8, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với ông Dương Văn Hòa (sinh năm 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) - Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô.
Cùng bị khởi tố với tội danh trên còn có ông Trần Ngọc Quang (sinh năm 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô); bà Phạm Vân Thùy (sinh năm 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô) và Lê Thị Lương (sinh năm 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô).