Tiêu chí "địa phương hóa": Có phải chiêu trò hạn chế cạnh tranh?

Bất chấp quy định, tiêu chí "địa phương hóa" mời thầu vẫn tiếp diễn, gây khó nhà thầu và méo mó cạnh tranh.

Mới nhất là trường hợp một gói thầu hơn 14 tỷ đồng tại Đắk Nông, nơi yêu cầu nhà thầu phải có văn bản thỏa thuận với chính quyền địa phương ngay từ bước nộp hồ sơ dự thầu.

TP.HCM, 08/7/2025 - Phản ánh từ nhiều nhà thầu cho thấy, biến tướng trong yêu cầu về việc xác nhận đổ thải, nguồn gốc cung ứng nguyên/vật liệu, hay vị trí bãi tập kết vật liệu đang trở thành "chiêu cũ" nhưng vẫn hiệu quả để hạn chế đối thủ.

Điển hình là tại Gói thầu Thi công xây dựng thuộc Dự án Sửa chữa đường Lê Hồng Phong, thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông (nay là tỉnh Lâm Đồng), với giá dự toán 14,642 tỷ đồng. Hồ sơ mời thầu (HSMT) được phát hành từ ngày 12 - 21/6/2025, do Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cư Jút làm chủ đầu tư, và Công ty TNHH Xây dựng Thiên Ân Phát là bên mời thầu.

Yêu cầu lạ lùng, nhà thầu kêu khó

Để đạt tiêu chí về kỹ thuật (phương pháp đạt/không đạt), HSMT đã đưa ra những yêu cầu gây "sốc" cho các nhà thầu ngoại tỉnh:

  • Bố trí mặt bằng: Nhà thầu phải có văn bản thỏa thuận với chính quyền địa phương về vị trí xây dựng lán trại, kho bãi tập kết vật liệu.
  • Xử lý chất thải: Yêu cầu phải có văn bản thỏa thuận với chính quyền địa phương về việc đổ chất thải rắn đúng nơi quy định, nêu rõ vị trí đổ thải.

Theo nhiều nhà thầu, những yêu cầu này là hành vi rõ ràng nhằm hạn chế sự tham gia, tạo lợi thế cho nhà thầu địa phương, vi phạm nghiêm trọng các quy định về cạnh tranh công bằng trong đấu thầu.

01-1.png

"Dù là đấu thầu rộng rãi qua mạng, nhưng những yêu cầu về văn bản thỏa thuận hay xác nhận của chính quyền địa phương là thủ tục hành chính cực kỳ phức tạp và mang tính cục bộ. Nó gần như 'địa phương hóa' HSMT, làm giảm cơ hội của nhà thầu ngoài tỉnh và ưu ái nhà thầu bản địa," một nhà thầu bức xúc cho biết.

Gói thầu về tay nhà thầu địa phương

Theo biên bản mở thầu ngày 21/6/2025, Gói thầu này chỉ ghi nhận 2 nhà thầu tham dự. Đến ngày 30/6/2025, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cư Jút đã công bố kết quả: Công ty TNHH MTV XD Công trình T&T (có trụ sở đăng ký kinh doanh tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông (cũ)) chính thức trúng thầu với giá 14,496 tỷ đồng. Liên danh Công ty TNHH Triệu Sơn và Công ty TNHH Phú Sơn trượt thầu do E-HSDT của nhà thầu không trung thực.

4.png

Một nhà thầu khác nhận định: "Các dạng giấy xác nhận/văn bản chấp thuận này nếu được đưa ra trong giai đoạn lập hồ sơ dự thầu (HSDT) sẽ tạo rào cản lớn. Sẽ hợp lý hơn nếu chủ đầu tư, bên mời thầu cho phép nhà thầu đưa ra cam kết trong HSDT và đề xuất các giải pháp kỹ thuật này sau khi có quyết định phê duyệt trúng thầu, hoàn thiện hợp đồng."

Cơ sở pháp lý và nhận định từ chuyên gia

Tình trạng nêu trên được các nhà thầu và chuyên gia đánh giá là vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đấu thầu. Cụ thể, theo Điều 3 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (có hiệu lực từ 01/01/2024), một trong những nguyên tắc cốt lõi là bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Các yêu cầu mang tính "địa phương hóa" còn có dấu hiệu vi phạm Điều 16 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 về các hành vi bị cấm trong đấu thầu, đặc biệt là hành vi "Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng." Việc yêu cầu nhà thầu xin các thủ tục hành chính trên một địa bàn xa lạ trong thời gian ngắn dự thầu là gần như bất khả thi, đặc biệt khi chưa trúng thầu, chưa ký hợp đồng hay chưa có giấy phép xây dựng.

Để chấn chỉnh, nhiều địa phương đã chủ động đưa ra giải pháp. Đơn cử như UBND TP. Hải Phòng đã yêu cầu hạn chế các yêu cầu quá cụ thể, khó đáp ứng đối với nhà thầu không quen thuộc điều kiện địa phương. Nếu buộc phải đưa vào tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật, không sử dụng phương pháp "đạt/không đạt" để loại trực tiếp, mà phải thực hiện đánh giá theo phương pháp chấm điểm, đảm bảo các nội dung này không làm nhà thầu bị đánh trượt chỉ vì không đạt điểm tối thiểu.

Công ty TNHH MTV XD Công trình T&T có địa chỉ tại Phan Chu Trinh, Lâm Đồng; thành lập năm 2018 với loại hình công ty TNHH MTV; người đại diện pháp luật ông Trần Văn Thanh. Nhà thầu gia nhập hệ thống mạng đấu thầu tháng 4/2020, đến nay đã tham gia và trúng 57/69 gói, trượt 11 gói, 1 gói chưa có kết quả. Tổng giá trị trúng thầu bao gồm liên danh hơn 124,752 tỷ đồng (có hơn 5,103 tỷ đồng là các gói chỉ định thầu). Trong đó với vai trò độc lập hơn 108,108 tỷ đồng, với vai trò liên danh 16,644 (Giá trị trúng thầu của tất cả thành viên liên danh). Là khách hàng của một số bên mời thầu như: Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Hữu Thịnh (22/23 gói); Công ty TNHH tư vấn và xây dựng hợp nhất 11/14 gói; UBND xã Nam Dong 5/5 gói...

Bước tiến lớn trong hoạt động đấu thầu tại Việt Nam

Từ ngày 01/7/2025, Luật số 90/2025/QH15 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của hệ thống pháp luật nhằm mục tiêu phát triển KT-XH...

Ngày 25 tháng 6 năm 2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật số 90/2025/QH15, một đạo luật quan trọng sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản của các luật hiện hành, bao gồm Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Hải quan, các luật thuế, Luật Đầu tư công, và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công...

Đối với Luật Đấu thầu:

Cty Cấp nước Thủ Đức trao gói thầu hơn 13 tỷ cho ai?

Với giá trị hơn 13 tỷ đồng, gói thầu sửa chữa ống mục khu vực DMA HBC2, HBC3 (phường Hiệp Bình Chánh) vừa được Cty Cấp nước Thủ Đức phê duyệt KQLCNT.

Gói thầu trị giá hơn 13 tỷ đồng

Theo thông tin công khai đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn), ngày 09/06/2025, Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thủ Đức, Nguyễn Công Minh đã ký Quyết định số KQ2500198531_2506090922 - phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) đối với gói thầu Cung cấp vật tư và thi công xây dựng công trình, thuộc dự án Sửa chữa Ống mục Khu vực DMA HBC2, HBC3, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức.

Không thực hiện thủ tục đấu thầu, cắt giảm 70% thời gian thực hiện

Không thực hiện thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội sẽ cắt giảm được khoảng 70% thời gian thực hiện.

Chiều 29/5, với 461/463 đại biểu Quốc hội tán thành (96,44%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Thời gian thực hiện thủ tục xây dựng NOXH được cắt giảm tới hàng trăm ngày.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2025, trừ các nội dung giao chính phủ quyết định chi tiết. Thời gian thí điểm Nghị quyết là 5 năm.