Những người tuyệt đối không được ăn cá kẻo rước bệnh vào thân
Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng với một số người thì nên hạn chế không nên ăn cá để tránh rước bệnh...
Người mắc bệnh gout không nên ăn cá
Cá chứa nhiều purine. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric. Trong khi đó, axit uric cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Do đó, người mắc bệnh gút nên nên ăn ít hoặc không ăn cá để bệnh không nặng thêm.
Người mắc bệnh nên nên ăn ít hoặc không ăn cá để bệnh không nặng thêm.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Cá chứa nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm người bị rối loạn tiêu hóa ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Rối loạn tiêu hóa gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng... Không những thế, người bị biếng ăn, đầy bụng làm cho cuộc sống gặp nhiều phiền toái.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá; nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên ăn các loại thịt trắng.
Người bị dị ứng với cá
Những người cơ địa dị dứng với cá thì nên tránh loại thực phẩm này. Khi ăn cá, những người này có thể xuất hiện mẩn đỏ, nổi mề đây, ngứa da, nôn ói, phù nề, hắt hơi nhiều, khó thở do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ là bị dị ứng.
Người tổn thương gan, thận
Bệnh gan nên tránh ăn cá.
Cá chứa nhiều protein. Chất này chủ yếu được chuyển hóa ở gan, thận. Do đó, những người có chức năng gan, thận yếu, nếu hấp thụ quá nhiều protein sẽ làm tăng gánh nặng cho các bộ phận này. Tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm giàu protein, đặc biệt là cá biển (cá trích, cá ngừ, cá mòi...) để không làm bệnh xấu đi.
Người mắc bệnh xương khớp
Người bị mắc bệnh xương khớp nên không nên ăn nhiều cá vì loại thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng, protein, sắt, kẽm... Ăn quá nhiều cá sẽ bị thừa đạm gây đau khớp, sưng tấy.
Chất thủy ngân trong một số loại cá sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng sinh sản
Một số loại các có chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người đan ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần do lượng thủy ngân tích trong cơ thể cao. Khi thủy ngân vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.
>>>> Xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà.
Đề cử ông Phạm Minh Chính để Quốc hội bầu Thủ tướng
Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương được giới thiệu để Quốc hội bầu chức danh Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 5/4, sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, các ĐBQH thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.
Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được thực hiện trong buổi chiều. Trước tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội việc giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự để bầu Thủ tướng Chính phủ.
Ăn cá ngon đến mấy cũng nhớ vứt ngay 3 bộ phận độc hại này
Cá là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải bộ phận nào cũng có thể ăn, ăn cá không đúng cách có thể mang bệnh vào người:
1. Túi mật của cá có chất độc
Không rõ từ bao giờ, người ta truyền tai nhau một bài thuốc nuốt mật cá (như cá lóc, cá trắm đen, trắm trắng) sẽ chữa được nhiều loại bệnh và tốt cho sức khỏe con người. Thế nhưng họ không biết rằng khi ăn cá cần bỏ mật, mật cá vô cùng độc hại, nhiều người từng ngộ độc nặng chỉ vì nuốt chúng.
Đây là bộ phận chứa nhiều thành phần cực độc của cá như axit mật và axit hydrocyanic. Những chất này còn độc hại hơn cả asen (thạch tín) và dễ gây hại cho gan khi ăn/nuốt.
Do đó, khi mổ cá, cần loại bỏ túi mật này trước chế biến. Nếu vô tình làm vỡ mật cá, phải rửa sạch rồi mới chế biến.
2. Ruột cá
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh- Nguyên trưởng khoa vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia), Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ruột cá là bộ phận bẩn nhất. Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Trong trường hợp muốn ăn ruột cá mọi người nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, nên rửa thật sạch bằng muối. Và đặc biệt, bạn phải nấu thận chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.
3. Não cá
Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao. Nếu ăn não cá, rất có thể bị ngộ độc. Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ví dụ ở cá chép, hàm lượng thủy ngân trong 200g da cá, thịt cá, trứng cá là rất thấp, nhưng với trên dưới 400g thì so với 200g trong da cá hàm lượng thủy ngân đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên