Những món ăn nhất định phải có trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ

(Kiến Thức) - Ngày Tết Đoan Ngọ là một dịp để các thành viên trong gia đình trở về sum họp, gắn kết với nhau. Hàng năm cứ đến ngày này, nhà nhà lại sắm lễ cùng hoa quả như vải, mận, bánh gio, rượu nếp... thơm nồng dâng cúng tổ tiên.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt Nam ta thường làm mâm cỗ cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn.
Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày này. Đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được. Tuy nhiên, đáng lưu ý là dù cúng như thế nào cũng cần phải có 3 thứ thuộc về cơ bản là: rượu nếp, bánh tro và hoa quả đúng mùa. Ngoài ra còn có hương, hoa, vàng mã, nước.
Nhung mon an nhat dinh phai co tren mam cung Tet Doan Ngo
Một mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm hoa quả, bánh tro và rượu nếp cẩm. 
Về thời gian cúng lễ, người miền Bắc thường thắp hương vào buổi sáng sớm, sau đó cả nhà ăn rượu nếp và các loại quả như vải thiều, mận để "giết" sâu bọ. Sau đó trưa sẽ ăn các món mặn từ thịt vịt. Ngoài ra, mâm cúng còn có các loại chè, bánh trôi, bánh chay, xôi oản, chè kho.
Trong khi đó mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung và miền Nam thì có thêm bánh tráng, chè kê và nhất định không thể thiếu bánh tro (bánh ú).
Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng, ngoài những món truyền thống như xôi gấc, nem rán, gà luộc...chúng ta có thể làm thêm những món tùy sở thích của các thành viên trong gia đình như bò xào, thịt kho tàu, cá rán, cá kho.
Nhung mon an nhat dinh phai co tren mam cung Tet Doan Ngo-Hinh-2
Ngoài các món chính, mâm cúng còn có các loại chè, bánh trôi, bánh chay, xôi oản, chè kho. Ảnh: Internet. 
Được biết, trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội xưa thường có thêm bánh trôi, bánh chay (hai món ăn có vị mát, tính hàn nhằm làm giảm bớt cái nóng của thời tiết mùa hè).

Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có rất nhiều món ăn vừa để “giết sâu bọ” vừa để cả gia đình quây quần đầm ấm bên nhau. Tùy theo từng theo vùng miền mà các món ăn rất phong phú và đa dạng, cách chế biến cũng khác nhau. Trong mỗi món ăn đều ẩn chứa những nét đẹp văn hoá, tâm linh được gửi gắm và duy trì từ đời này sang đời khác.

Tết đến là mẹ chồng lại chi tiền đặt vé cho cả nhà đi du lịch

Phải mất 1 phút, anh ấy mới định thần lại rồi xoa đầu tôi cười: “Đúng là nỗi lo của mấy mẹ lười. Nhưng mà em yên tâm, Tết này em chẳng phải làm gì đâu. Gia đình anh ngược lại sẽ cho em bất ngờ đấy! Trước mắt cứ ngoan ngoãn về làm vợ anh đã”.

Dù đã 27 tuổi, chẳng còn trẻ người non dạ gì nhưng tôi vẫn sợ “chống lầy”. Chồng tôi hồi ấy thấy bạn gái cứ 5 lần 7 lượt hoãn đám cưới thì giận lắm. Anh ấy sang nhà gọi tôi ra nói chuyện: “Đi xem cả năm mới được ngày đẹp mà em cứ dùng dằng là sao? Hay là em có người khác rồi? Như nào cũng phải nói ra để anh còn biết!”

Chồng so sánh mâm cúng nhà tôi với nhà hàng xóm

Chồng tôi nói, mâm cỗ cúng giao thừa nhà hàng xóm có bộ gương, lược, đèn đẹp, còn nhà thôi thì chỉ có xôi, gà, chè, hoa, trái cây mà thôi.

Năm nay, vợ chồng tôi ăn Tết Nguyên đán Canh Tý ba nơi. Ngày 30 và mồng một Tết, nhà tôi đón giao thừa ở Sài Gòn. Sau đó, tôi và con gái về quê ngoại, còn chồng tôi thì đi máy bay về quê nội.