Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Những hồ nước nằm trong thành phố hot nhất Việt Nam

22/11/2023 07:12

Tọa lạc ở các thành phố có thế mạnh về du lịch, những hồ nước này có cảnh quan hấp dẫn và gắn với những câu chuyện lịch sử thú vị, là địa điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan, khám phá.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là hồ nước nổi tiếng nhất Thủ đô mà còn có thể được coi là hồ nước nổi tiếng nhất Việt Nam.
1. Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là hồ nước nổi tiếng nhất Thủ đô mà còn có thể được coi là hồ nước nổi tiếng nhất Việt Nam.
Hồ có diện tích khoảng 12 ha, trước kia còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).
Hồ có diện tích khoảng 12 ha, trước kia còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Cũng từ truyền thuyết này mà hồ còn có một tên gọi thông dụng khác là hồ Gươm.
Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Rùa thần. Cũng từ truyền thuyết này mà hồ còn có một tên gọi thông dụng khác là hồ Gươm.
Ngày nay hồ Hoàn Kiếm là địa điểm du lịch hút khách bậc nhất Hà Nội. Không chỉ có cảnh quan đẹp, hồ còn gắn với nhiều di tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Hà thành như đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Rùa, tháp Bút, tháp Hòa Phong...
Ngày nay hồ Hoàn Kiếm là địa điểm du lịch hút khách bậc nhất Hà Nội. Không chỉ có cảnh quan đẹp, hồ còn gắn với nhiều di tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Hà thành như đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Rùa, tháp Bút, tháp Hòa Phong...
2. Nằm ở quận 3 của TP HCM, hồ Con Rùa là một trong những địa danh mà du khách không thể không ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lớn nhất Việt Nam.
2. Nằm ở quận 3 của TP HCM, hồ Con Rùa là một trong những địa danh mà du khách không thể không ghé thăm khi đặt chân đến thành phố lớn nhất Việt Nam.
Đây không phải hồ nước thực sự mà là một bể chứa nước lớn hình bát giác xây bằng bê tông, có đài phun nước bên trong, nằm giữa một giao lộ ở vị trí đắc địa bậc nhất khu vực trung tâm thành phố.
Đây không phải hồ nước thực sự mà là một bể chứa nước lớn hình bát giác xây bằng bê tông, có đài phun nước bên trong, nằm giữa một giao lộ ở vị trí đắc địa bậc nhất khu vực trung tâm thành phố.
Công trình được xây vào khoảng năm 1965-1967, hoàn thành năm 1970, theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Tên gọi "hồ Con Rùa" bắt nguồn từ việc lúc mới xây giữa hồ còn có một hình tượng con rùa bằng hợp kim. Tên gọi khác của địa điểm này là Công trường Quốc Tế.
Công trình được xây vào khoảng năm 1965-1967, hoàn thành năm 1970, theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Tên gọi "hồ Con Rùa" bắt nguồn từ việc lúc mới xây giữa hồ còn có một hình tượng con rùa bằng hợp kim. Tên gọi khác của địa điểm này là Công trường Quốc Tế.
Ngày nay hồ Con Rùa hấp dẫn du khách - đặc biệt là những người trẻ tuổi - nhờ khung cảnh lãng mạn và có nhiều tiệm cà phê, hàng quán xung quanh.
Ngày nay hồ Con Rùa hấp dẫn du khách - đặc biệt là những người trẻ tuổi - nhờ khung cảnh lãng mạn và có nhiều tiệm cà phê, hàng quán xung quanh.
3. Nằm ở trung tâm Đà Lạt, hồ Xuân Hương là thắng cảnh nổi bật của thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
3. Nằm ở trung tâm Đà Lạt, hồ Xuân Hương là thắng cảnh nổi bật của thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
Đây là một hồ nước nhân tạo, hình thành đầu thế kỷ 20 nhờ những con đập ngăn dòng suối Cam Ly. Ban đầu hồ được người Pháp gọi là Grand Lac (hồ Lớn). Tên gọi hồ Xuân Hương chính thức được sử dụng từ năm 1953.
Đây là một hồ nước nhân tạo, hình thành đầu thế kỷ 20 nhờ những con đập ngăn dòng suối Cam Ly. Ban đầu hồ được người Pháp gọi là Grand Lac (hồ Lớn). Tên gọi hồ Xuân Hương chính thức được sử dụng từ năm 1953.
Hồ có chu vi chừng 5 km, rộng 25 ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên...
Hồ có chu vi chừng 5 km, rộng 25 ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên...
Bờ hồ là địa điểm thu hút nhiều du khách dạo bộ, đạp xe hoặc du ngoạn bằng xe ngựa khi có kỳ nghỉ ở thành phố Đà Lạt.
Bờ hồ là địa điểm thu hút nhiều du khách dạo bộ, đạp xe hoặc du ngoạn bằng xe ngựa khi có kỳ nghỉ ở thành phố Đà Lạt.
4. Nằm ở Tây Bắc thành phố Pleiku, hồ T’Nưng còn được gọi là Biển Hồ, là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên.
4. Nằm ở Tây Bắc thành phố Pleiku, hồ T’Nưng còn được gọi là Biển Hồ, là một thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Gia Lai cũng như khu vực Tây Nguyên.
Hồ nước tự nhiên này gắn với truyền thuyết được lưu truyền hàng trăm năm qua của người dân tộc Gia Rai. Theo đó, hồ hình thành từ một thảm họa khủng khiếp do Giàng (Ông Trời) giáng xuống, khiến cho cả một buôn làng sầm uất bị nhấn chìm dưới biển nước.
Hồ nước tự nhiên này gắn với truyền thuyết được lưu truyền hàng trăm năm qua của người dân tộc Gia Rai. Theo đó, hồ hình thành từ một thảm họa khủng khiếp do Giàng (Ông Trời) giáng xuống, khiến cho cả một buôn làng sầm uất bị nhấn chìm dưới biển nước.
Theo các nhà khoa học, hồ T’Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Hồ có hình bầu dục, diện tích mặt nước lên tới 228 ha, có thể lan rộng ra trên 400 ha vào mùa mưa. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ vị trí nào của bờ hồ cũng có thể trông thấy rõ lòng hồ.
Theo các nhà khoa học, hồ T’Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Hồ có hình bầu dục, diện tích mặt nước lên tới 228 ha, có thể lan rộng ra trên 400 ha vào mùa mưa. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ vị trí nào của bờ hồ cũng có thể trông thấy rõ lòng hồ.
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch quanh hồ T’Nưng đã được đầu tư, nâng cấp, khiến hồ nước huyền thoại này thu hút ngày một đông du khách đến tham quan, khám phá.
Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch quanh hồ T’Nưng đã được đầu tư, nâng cấp, khiến hồ nước huyền thoại này thu hút ngày một đông du khách đến tham quan, khám phá.
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Bạn có thể quan tâm

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Mở mộ cổ nghìn năm, sốc nặng thấy bình đựng cóc không đầu

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

Trận đánh tàn khốc khiến hoàng đế La Mã tử trận năm 251

 Kỳ án ngân hàng quốc tế trở thành công cụ cho thế lực đen

Kỳ án ngân hàng quốc tế trở thành công cụ cho thế lực đen

Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, 3 người nào phải chết?

Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, 3 người nào phải chết?

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

Vua Lê Trung Tông: Cái chết oan khuất sau 3 ngày ở ngôi

Vua Lê Trung Tông: Cái chết oan khuất sau 3 ngày ở ngôi

Vụ mafia thao túng chính quyền rúng động nước Ý

Vụ mafia thao túng chính quyền rúng động nước Ý

40 loài mực cổ hiếm lúc nhúc trong phiến đá 100 triệu tuổi

40 loài mực cổ hiếm lúc nhúc trong phiến đá 100 triệu tuổi

Top tin bài hot nhất

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

Chiếc ví tiền La Mã cổ đại hé lộ bí ẩn hậu cần chiến tranh

01/07/2025 07:12
Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

Thiết kế trực thăng đi trước thời đại của Leonardo da Vinci

01/07/2025 07:30
Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

Bí ẩn thành phố 9.000 tuổi, phụ nữ từng nắm quyền thống trị?

01/07/2025 06:42
Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

Bí ẩn Trái đất 4 tỷ năm lộ diện qua lớp đá siêu cổ

30/06/2025 19:08
Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

Ai Cập phát hiện nhà tháp lạ gắn với nữ thần rắn cổ

30/06/2025 20:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status