Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, 3 người nào phải chết?

Lưu Bị trong “Tam quốc diễn nghĩa” là một vị quân vương vô cùng nhân nghĩa. Nếu như Lưu Bị mà có được thiên hạ thì 3 người này ắt sẽ phải chết.

Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ, Gia Cát Lượng và 2 người nào chắc chắn phải chết?

Hình tượng Lưu Bị trong “Tam quốc diễn nghĩa” là một vị quân vương vô cùng nhân nghĩa, đối xử với thuộc hạ của mình cực kỳ tốt. Nhưng trong chính sử, cả đời Lưu Bị cũng đã từng giết không ít người. Ví dụ như để củng cố địa vị cho hậu chủ Lưu Thiện mà đã không ngại ngần giết con trai nuôi Lưu Phong. Sau khi Lưu Bị chết, nhân tài Thục Hán ngày càng ít dần, quốc gia cũng dần bị nước Ngụy thôn tính. Thực ra nếu như Lưu Bị mà có được thiên hạ thì 3 người này ắt sẽ phải chết, Gia Cát Lượng biết rõ nhưng lại không dám nói.

Quan Vũ

Người đầu tiên phải chết chính là Quan Vũ. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người tò mò, Quan Vũ là huynh đệ kết nghĩa của Lưu Bị, sao có thể bị giết được? Nhưng nếu phân tích kỹ những hành động của Quan Vũ lúc sinh thời, khi được phong làm Thượng tướng Ngũ Hổ, Quan Vũ xấu hổ vì bị xếp vào hàng ngũ với những lão tướng như Hoàng Trung. Hơn nữa còn không phục Mã Siêu, khăng khăng đòi tỉ thí võ nghệ với Mã Siêu, Lưu Bị phải khuyên can mãi mới khiến Quan Vũ nguôi ngoai.

Lưu Bị luôn muốn trừ khử Quan Vũ dù là huynh đệ kết nghĩa bởi tính ngạo mạn của ông.
Lưu Bị luôn muốn trừ khử Quan Vũ dù là huynh đệ kết nghĩa bởi tính ngạo mạn của ông.

Lúc này, Lưu Bị cần Quan Vũ trấn thủ Hình Châu mới không thể ra tay. Nếu như Lưu Bị mà có được thiên hạ thì Quan Vũ ngông cuồng ngạo mạn như thế ắt sẽ dẫn đến việc Lưu Bị kiêng kị mà trừ khử. Tuy là huynh đệ kết nghĩa nhưng Lưu Bị vẫn lo lắng sau khi mình qua đời thì Quan Vũ sẽ cướp quyền. Vậy nên không có lựa chọn nào khác là Quan Vũ ắt phải chết.

Mã Siêu

Người thứ hai đó chính là Mã Siêu. Mã Siêu là hậu thế của gia tộc nổi tiếng Tây Lương. Sau khi ông đầu quân cho Lưu Bị thì luôn không hề được trọng dụng. Nguyên nhân là do Lưu Bị không hề yên tâm về Mã Siêu. Tuy nhiên, Lưu Bị lại thiếu những hậu duệ công thần triều Hán như Mã Siêu, có Mã Siêu thì càng có thể chứng minh Thục Hán mới là triều Hán chính thống. Vì thế, Lưu Bị không thể giết Mã Siêu ngay nhưng cũng không dám trọng dụng Mã Siêu. Thế nhưng nếu một khi Lưu Bị có được thiên hạ thì Mã Siêu chắc chắn sẽ không thể giữ được nữa.

Gia Cát Lượng

Người thứ ba chính là Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng là thừa tướng Thục Hán, là quân sư tài ba mà Lưu Bị trọng dụng nhất, cũng là người mà Lưu Bị đề phòng nhất. Trước khi Lưu Bị chết đã nói với Gia Cát Lượng: “Nếu như Lưu Thiện không thể nâng đỡ được thì hãy thay thế nó”.

Điều này hoàn toàn thể hiện được lòng của Lưu Bị vẫn không hề yên tâm về Gia Cát Lượng. Từ xưa tới nay, ví dụ về việc giết hết công thần sau khi có được giang sơn nhiều vô kể, Gia Cát Lượng là đại thần uy vọng lớn nhất của trấn doanh Thục Hán, tất sẽ bị Lưu Bị giết.

Đội quân đặc biệt giúp Lưu Bị dựng nghiệp giữa loạn Tam Quốc

Ít ai biết Lưu Bị từng sở hữu một đội quân tinh nhuệ đến mức khiến Tào Tháo phải dè chừng, góp công lớn trong quá trình xây dựng thế lực Thục Hán.

Thời Tam Quốc, việc các lãnh chúa thành lập đội quân bảo vệ riêng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, Lưu Bị lại sở hữu một đội quân bí mật đến mức ngay cả Gia Cát Lượng cũng không có quyền điều động.

Triệu Vân hết lòng phò tá Lưu Bị vì 'nhân duyên tiền kiếp'?

Triệu Vân là danh tướng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc, là một trong số những nhân vật góp công không nhỏ vào sự thành lập của nhà Thục Hán.

Vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc, những cuộc chiến tranh giữa các thế lực chư hầu nổi lên ở khắp nơi trên lãnh thổ Trung Hoa. Giai đoạn loạn lạc ấy cũng vì vậy mà thường được ví như một bệ đỡ giúp cho các vị quân chủ như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền làm nên đại nghiệp. Trong đó, khi nhắc tới Lưu Bị, hậu thế không thể không nhớ tới câu chuyện gây dựng đại nghiệp đã trở thành huyền thoại của ông.

Lưu Bị trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Lưu Bị trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Nhân tài đầy tay, vì sao Lưu Bị không làm nên đại nghiệp?

Lưu Bị nổi tiếng trọng hiền đãi sĩ, sở hữu một loạt nhân tài bậc nhất nhưng cuối cùng không thể làm nên nghiệp lớn. Vì sao lại như vậy?

Nhiều người cho rằng Tào Tháo có “thiên thời”, Tôn Quyền có “địa lợi”, còn Lưu Bị được “nhân hòa”. Nhưng theo trang Qulishi, quan niệm này đơn giản hóa vấn đề và không hoàn toàn chính xác.