Nhớ lời căn dặn của Đại tướng

(Kiến Thức) - Đại tướng không quên nhắc tuổi trẻ cần yêu lịch sử nước nhà. Hiểu biết lịch sử là để tự tin vào truyền thống vẻ vang của dân tộc...

 
Hầu như lần nào Ông cũng căn dặn, gửi gắm lại cho thế hệ trẻ những điều tâm huyết. Đó là lòng yêu lịch sử đất nước và phấn đấu chiếm lĩnh khoa học và công nghệ để đưa Tổ quốc Việt Nam tiến lên ngang tầm thế giới.
Lần đầu gặp ông, khi đó tôi còn làm ở báo Hoa Học Trò. Lần thứ hai, tôi lại cùng cả một đoàn đến thăm, chúc mừng Đại tướng nhân ngày sinh nhật 90 tuổi của Ông.
Đại tướng thường dành hàng giờ để các cháu hỏi chuyện. Ông vui vẻ trả lời tất cả mọi câu hỏi, kể cả những chuyện rất riêng tư. Nhưng chốt lại, Ông vẫn không quên nhắc lại là tuổi trẻ cần phải yêu lịch sử nước nhà. Hiểu biết lịch sử là để tự tin vào truyền thống vẻ vang của dân tộc. Tuy nhiên, tuổi trẻ cũng phải biết chỗ đứng của đất nước và của chính mình trong thời đại ngày nay. Đất nước ta còn nghèo, phải nhanh chóng nắm bắt khoa học và công nghệ để vươn lên ngang tầm với thế giới. Nhiệm vụ ấy, trách nhiệm ấy, Ông tin tưởng và hy vọng vào thế hệ trẻ hôm nay.
Ngẫm lại, cho dù Đại tướng là một tướng lĩnh quân sự tài ba, nhưng Ông cũng đã từng là thầy giáo dạy Sử của Trường Thăng Long thời trước cách mạng. Vì vậy, Ông rất quan tâm đến việc dạy và học Sử của học sinh thời nay. Ông rất buồn khi biết học sinh bây giờ ít quan tâm đến việc học Sử và việc dạy Sử cũng chưa tốt.
Việc học Lịch sử cũng là một lĩnh vực của nâng cao dân trí. Đại tướng đã từng có thời gian làm Phó Thủ tướng đặc trách khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Tôi còn nhớ ngày công tác tại Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã được đón Ông đến thăm cỗ máy tính đồ sộ Minscơ đầu tiên ở nước ta tại Trụ sở 39 Trần Hưng Đạo và nghe ông nói chuyện với thanh niên. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách mạng khoa học kỹ thuật và vai trò của thanh niên.
 
Nhân kỷ niệm 45 năm Báo Khoa học & Đời sống, chúng tôi được đến gặp Ông và nghe Ông dặn dò. Đại tá Nguyễn Huyên, trợ lý của Đại tướng cho biết, Ông đọc rất kỹ các bài đăng trên báo. Ông căn dặn, báo Khoa học và Đời sống cần được phổ biến sâu rộng hơn. Đại tướng đã viết tay bằng nét chữ phóng khoáng, bức thư chúc mừng báo như sau:
“Chúc Báo Khoa học và Đời sống luôn theo sát thực tiễn của khoa học và đời sống. Tích cực góp phần xứng đáng xây dựng nền khoa học Việt Nam tiến kịp trình độ nền khoa học thế giới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, cùng toàn dân ta đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đem lại cuộc sống văn minh và hạnh phúc cho toàn dân.
Hà Nội ngày 20/9/2004
Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
Đại tướng là cây đại thụ, trường thọ qua hơn thế kỷ. Chắc chắn những lời căn dặn của Ông sẽ được thế hệ hôm nay và mai sau hằng tâm niệm thực hiện. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần chiều tối ngày 4/10 tại Hà Nội khi vừa bước sang tuổi 103 ngày 25/8. Theo thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tang lễ Đại tướng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 12 và 13/10. Theo ý nguyện của Đại tướng và gia đình, ông sẽ yên nghỉ tại quê nhà ở Quảng Bình. Lễ viếng được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013. Lễ truy điệu trọng thể bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013.

Vỡ òa tiếng khóc tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Người lính già ngồi xe lăn, cựu binh dân tộc Mông ở Điện Biên và hàng nghìn người dân rưng lệ, chờ tới lượt vào viếng, tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại căn nhà 30 Hoàng Diệu.

Kể từ thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào 18h chiều 4/10, trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu luôn có nhiều người dân tập trung.
Kể từ thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào 18h chiều 4/10, trước ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu luôn có nhiều người dân tập trung.
Đúng 14h30 chiều nay, cũng tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, gia đình cố Đại tướng đã mở cổng đón nhân dân vào viếng.
Đúng 14h30 chiều nay, cũng tại ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, gia đình cố Đại tướng đã mở cổng đón nhân dân vào viếng.
Dòng người xếp hàng chờ đợi giờ vào viếng Đại tướng. Ai cũng buồn bã, chung một nỗi thương tiếc khôn nguôi.
Dòng người xếp hàng chờ đợi giờ vào viếng Đại tướng. Ai cũng buồn bã, chung một nỗi thương tiếc khôn nguôi. 

Những người lính già tề tựu khóc tiễn Anh Cả Võ Nguyên Giáp

(Kiến Thức) - Những cựu chiến binh từng một thời góp sức làm nên chiến thắng lịch sử, nay lại tề tựu tại số nhà 30 Hoàng Diệu... khóc tiễn Anh Cả Võ Nguyên Giáp về cõi vĩnh hằng.

Ngày đó, họ phơi phới sức trẻ ra trận. Nhưng nay, tóc đã bạc, chân đã mỏi, mắt mờ...
Ngày đó, họ phơi phới sức trẻ ra trận. Nhưng nay, tóc đã bạc, chân đã mỏi, mắt mờ...
Thế nhưng, ngay khi nghe tin Anh Cả Võ Nguyên Giáp từ trần, không quản xa xôi, họ đã trắng đêm lặn lội về Hà Nội viếng "Anh".
Thế nhưng, ngay khi nghe tin Anh Cả Võ Nguyên Giáp từ trần, không quản xa xôi, họ đã trắng đêm lặn lội về Hà Nội viếng "Anh".
Sống đỏ ngực... họ nghiêm trang xếp hàng chờ được thắp nén tâm trang tiễn biệt.
 Sống đỏ ngực... họ nghiêm trang xếp hàng chờ được thắp nén tâm trang tiễn biệt.
Những thương binh đi lại khó khăn, cũng cố gắng mọi cách đến viếng.
 Những thương binh đi lại khó khăn, cũng cố gắng mọi cách đến viếng.
 
Người lính già ngồi trên chiếc xe lăn được lực lượng cảnh vệ hỗ trợ vào viếng.
 Người lính già ngồi trên chiếc xe lăn được lực lượng cảnh vệ hỗ trợ vào viếng. 
Ánh mắt hằn nỗi đau bất tận.
 Ánh mắt hằn nỗi đau bất tận.
Tất cả đều rưng lệ khóc thương người Anh cả đáng kính.
Tất cả đều rưng lệ khóc thương người Anh cả đáng kính.
Ông Giàng Seo Phả, người dân tộc Mông, là một trong những người lính Điện Biên Phủ năm xưa, đã lặn lội về viếng Đại tướng.
 Ông Giàng Seo Phả, người dân tộc Mông, là một trong những người lính Điện Biên Phủ năm xưa, đã lặn lội về viếng Đại tướng.
Đau đáu ánh nhìn hướng vào căn nhà đặt di ảnh của Đại tướng.
 Đau đáu ánh nhìn hướng vào căn nhà đặt di ảnh của Đại tướng.
Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng tại nhà số 30 Hoàng Diệu.
Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng tại nhà số 30 Hoàng Diệu.