Nhà chồng giàu có thẳng tay làm việc cay đắng này khi mình sinh con gái

Rồi cũng đến ngày sinh. Khi hai mẹ con được xuất viện, mẹ chồng em gọi taxi cho hai mẹ con em lên, rồi nói cho tài xế địa chỉ nhà bố mẹ em. Bà nói cứ về đi, đồ đạc thì tối chồng em sẽ mang sang sau.

Ngay sau khi biết đứa bé trong bụng em là gái, bố mẹ chồng đã bóng gió rằng lần này đẻ xong thì về bên ngoại, không ngờ họ lại thực hiện điều đó một cách cạn tàu ráo máng.
Nhà chồng em có giàu hơn nhà em chút xíu, thế mà luôn coi em là chuột sa chĩnh gạo và đối xử với em rất coi thường. Họ luôn nhắc nhở em phải sống sao cho xứng đáng với sự may mắn đó. Khi em mang thai đứa con đầu, bố mẹ chồng đã luôn miệng nói, phải sinh được con trai. Nhưng em đã làm họ thất vọng, đứa con đầu là gái.
Nha chong giau co thang tay lam viec cay dang nay khi minh sinh con gai
 

Dù sao, đó cũng là đứa cháu đầu tiên nên bố mẹ chồng em vẫn yêu thương bé, cũng có giúp em chăm con dù không nhiều. Khi bé được 2 tuổi, nhà chồng lại giục em sinh con, vì năm ấy nếu đẻ được con trai thì rất hợp. Dù thấy con đầu còn bé bỏng quá nhưng em vẫn vâng lời cho gia đình được êm ấm. Em ngoan ngoãn nghe tất cả những tư vấn của mẹ chồng về các phương pháp sinh con trai, từ việc chọn thức ăn đến tính ngày “hành sự”. Em có thai ngay đúng như sắp xếp của mẹ chồng, nên bà tin chắc kiểu gì em cũng sinh con trai. Bà chiều chuộng, săn sóc, nâng niu, dịu dàng với em chưa từng có.
Thai được 12 tuần, mẹ chồng đưa em đi siêu âm. Em bé trong bụng lại là gái. Lập tức bà thay đổi hẳn thái độ, đay nghiến em rằng chắc chắn em đã làm điều gì đó sai, không đúng như bà dặn, nên mới như thế. Bà bảo em là đồ ăn hại. Về nhà, bố chồng em nghe xong cũng sầm mặt lại. Rồi ông bảo, mẹ mày bây giờ già yếu lắm rồi, không trông nom săn sóc được đâu, nếu muốn được chăm thì về nhà mẹ đẻ.
Em đâu dám về, cũng đâu dám đòi hỏi được chăm sóc. Dù bụng mang dạ chửa, em vẫn cố gắng làm việc nhà, phục vụ gia đình chồng tốt nhất. Bố mẹ chồng em thì nhiều lần bóng gió, đẻ xong nên mang con về ngoại cho bà ngoại được chăm cháu chăm con kẻo lại trách nhà nội chiếm hết.
Rồi cũng đến ngày sinh. Khi hai mẹ con được xuất viện, bố mẹ chồng em cũng có mặt, nhưng không phải vì họ quan tâm đến cháu. Mẹ chồng em gọi taxi cho hai mẹ con em lên, rồi nói cho tài xế địa chỉ nhà bố mẹ em. Bà nói cứ về đi, đồ đạc thì tối chồng em sẽ mang sang sau.
Vừa sinh nở xong, em đã bị xua đuổi, hắt hủi như vậy, em buồn tủi đến mức mất sữa, con phải ăn sữa ngoài. Chồng em thì bị bố mẹ giữ bên đó, thỉnh thoảng mới thả cho sang thăm vợ con. Liệu có bố mẹ chồng nào tàn nhẫn như bố mẹ chồng em không hả các anh chị?

Cố tình "quên" biếu nhà ngoại, chồng nhận bài học từ vợ cao tay

"Nói thật lúc nghe lão nói chuyện, em thất vọng về chồng tột độ nhưng vẫn lặng im như không. Tới trưa hôm sau...", cô vợ thuật lại.

Mỗi dịp lễ tết, câu chuyện nhà nội - nhà ngoại tiếp tục trở thành chủ đề khiến nhiều chị em quan tâm. Ai cũng mong muốn người chồng, người vợ của mình tâm lý, biết điều, đối xửử cân bằng cả hai bên nội ngoại, tuy nhiên, không ít chị em từng ấm ức, tủi thân khi người chồng chỉ biết đến nhà đẻ và thờ ơ với những người sinh thành ra vợ mình.

Bất ngờ với số người thương vong sau khi xử phạt nặng uống rượu, bia lái xe

(Kiến Thức) - Sau khi Nghị định 100/2019, có hiệu lực, số người tử vong và bị thương vì tai nạn giao thông trên cả nước giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tháng 1/2020 (từ ngày 15/12/2019 đến 14/1/2020), toàn quốc xảy ra 1.300 vụ tai nạn giao thông, làm chết 591 người và làm bị thương 968 người.
Bat ngo voi so nguoi thuong vong sau khi xu phat nang uong ruou, bia lai xe
 
So với tháng cùng kỳ năm 2019, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí, trong đó giảm 227 vụ (14,87%), số người chết giảm 138 người (18,93%) và số người bị thương giảm 169 người (14,86%).
Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ từ ít nghiêm trọng trở lên xảy ra 686 vụ, làm chết 577 người và bị thương 353 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 121 vụ (14,99%), giảm 138 người chết (19,3%) và giảm 65 người bị thương (15,55%). Còn va chạm giao thông mức độ nhẹ xảy ra 598 vụ, làm bị thương 609 người.
Trên tuyến đường sắt xảy ra 10 vụ, làm chết 9 người, bị thương 4 người, giảm 1 vụ (9,09%), tăng 3 người chết (50%), số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.
Tuyến đường thủy xảy ra 6 vụ, làm chết 5 người, bị thương 2 người, giảm 1 vụ (14,29%), giảm 2 người chết (28,57%), tăng 2 người bị thương so với cùng kỳ năm trước. Tuyến hàng hải không xảy ra tai nạn giao thông.
Cục CSGT cho biết tính riêng 15 ngày đầu năm, sau 2 tuần triển khai Nghị định 100/2019, số vụ tai nạn giao thông đã giảm so với 2 tuần liền kề trước đó, các chỉ số liên quan đều thấp hơn.
Cụ thể, cả nước xảy ra 322 vụ va chạm làm chết 249 người, bị thương 158 người, đặc biệt không có tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu bia.
Về xử phạt vi phạm, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý trên 54.000 trường hợp, phạt tiền gần 50 tỷ đồng.
>>> Xem thêm video: Xử phạt nồng độ cồn: Khó để "một phát ăn ngay".
(Nguồn: VTC1)