Nguy cơ ung thư từ vết mổ nâng ngực

Theo FDA, nguy cơ ung thư tăng lên ở một nhóm nhỏ phụ nữ từng cấy ghép túi nâng ngực, dù có bề mặt sần hay nhẵn.

Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phát cảnh báo liên quan những phụ nữ từng nâng ngực hoặc đang cân nhắc chỉnh sửa vòng một về việc một số bệnh ung thư có thể phát triển tại các mô sẹo hình thành xung quanh mô cấy ghép túi ngực.

Mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư

Theo cơ quan này, các khối u ác tính xuất hiện trong trường hợp này là khá hiếm. Tuy nhiên, chúng có thể liên quan tới tất cả loại túi ngực, gồm bề mặt sần, nhẵn, làm từ nước muối sinh lý hay silicon.

Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ của chúng với một dạng ung thư là u lympho (ung thư hạch). U lympho hay ung thư hạch là bệnh lý ung thư liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khối u dạng này thường xuất hiện nhiều hơn ở các trường hợp sử dụng túi nâng ngực có kết cấu và bề mặt sần.

Nguy co ung thu tu vet mo nang nguc

Dù khá hiếm, u lympho tại các vị trí phẫu thuật nâng ngực vẫn cần được chú ý. Ảnh minh họa: victoria_strukovskaya.

Trên thực tế, FDA xác nhận mối liên hệ này đã được tìm ra từ cách đây khoảng một thập kỷ trước. Tuy nhiên, loại túi nâng ngực có bề mặt sần đã không còn trên thị trường từ năm 2019.

Trong cảnh báo mới, FDA khuyến cáo cần chú ý nhiều hơn tới một dạng ung thư khác là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ngoài ra, một số dạng khác của ung thư hạch cũng có khả năng liên quan tới quá trình nâng ngực.

Dù vậy, số lượng trường hợp mắc ung thư được ghi nhận thể hiện sự liên quan giữa nâng ngực và nguy cơ ung thư còn khá nhỏ. FDA cũng thông tin chỉ có gần 20 ca ung thư biểu mô và gần 30 trường hợp ung thư hạch xuất hiện khối u xung quanh khu vực nâng ngực.

Tuy nhiên, với lịch sử và tốc độ mở rộng của số lượng các trường hợp có nhu cầu nâng ngực, cơ quan chức y tế liên bang tại Mỹ cho rằng việc lo ngại nguy cơ này là cần thiết.

Nhiều trường hợp được phát hiện bệnh sau nhiều năm nâng ngực. Trong khi đó, một số khác lại xuất hiện triệu chứng sưng, đau, nổi cục và thay đổi bất thường trên da.

Dù u lympho và các bệnh lý ung thư ở khu vực xung quanh vị trí nâng ngực khá hiếm gặp, FDA nhấn mạnh các cơ sở y tế và người dân không nên chủ quan do đã có các trường hợp gặp phải trong y văn.

Audra Harrison, phát ngôn viên của FDA, khẳng định vấn đề này hoàn toàn khác so với ALCL - một dạng bệnh ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào được ghi nhận trước đó cũng xuất hiện trong các mô sẹo hoặc dịch xung quanh vị trí phẫu thuật nâng ngực.

TS Mark Clemens, giáo sư phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas (Houston, Mỹ), cho hay các trường hợp phụ nữ nâng ngực mắc u lympho đã được công bố trước đó khoảng một thập kỷ. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm.

“Bệnh lý ALCL được phát hiện trước đó đã cho chúng tôi góc nhìn rõ ràng hơn rằng những vấn đề khác cũng có thể xảy ra ở vị trí phẫu thuật nâng ngực”, vị chuyên gia nói.

TS Clemens cho biết thêm từ lâu, y học đã ghi nhận việc các mô sẹo (như sẹo do phẫu thuật) có thể gây ra ung thư tế bào vảy. Đây là hệ quả có thể xảy ra ở những vết thương đang lành, nhất là các tổn thương có thời gian hồi phục dài.

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng thừa nhận bản chất chính xác của mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư, liệu nâng ngực có gây ra ung thư hay không, vẫn chưa rõ ràng.

Lưu ý sau khi nâng ngực

Trung bình mỗi năm, khoảng 400.000 phụ nữ tại Mỹ được thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Trong đó, 300.000 trường hợp làm do nhu cầu thẩm mỹ, khoảng 100.000 ca còn lại được phẫu thuật tái tạo sau khi cắt bỏ tuyến vú để điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư vú.

Nguy co ung thu tu vet mo nang nguc-Hinh-2

Phụ nữ sau khi phẫu thuật nâng ngực nên theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa: dainis_graveris.

Theo Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ, con số trên đã giảm đáng kể trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát.

Liên quan vấn đề này, FDA cũng thông tin khoảng 1/3 phụ nữ sau khi phẫu thuật nâng ngực có tình trạng đau vú, nhạy cảm hoặc giảm cảm giác, cảm giác không đối xứng tại cơ quan này.

Một nửa trong số phụ nữ nâng ngực có cảm giác đau khi bị thắt chặt ở mô sẹo xung quanh vị trí phẫu thuật. Một phần ba trường hợp gặp tình huống túi ngực bị vỡ hoặc rò rỉ.

Từ đây, 60% phụ nữ nâng ngực tại Mỹ đã phải trải qua một ca phẫu thuật khác để giải quyết vấn đề.

FDA khẳng định họ không khuyến nghị phụ nữ nên tháo bỏ túi độn ngực sau cảnh báo nói trên. Tuy nhiên, FDA cho rằng phụ nữ sau khi nâng ngực cần theo dõi sát quá trình phẫu thuật cũng như hậu phẫu và đến gặp bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bất thường.

Chỉ đạo hỏa tốc vụ nạn nhân tử vong khi nâng ngực ở Bệnh viện 1A

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo về việc một phụ nữ tử vong khi nâng ngực ở Bệnh viện 1A.

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Cục Bảo trợ xã hội khẩn trương kiểm tra, xác minh nguyên nhân vụ việc, chỉ đạo Bệnh viện 1A quan tâm lo lắng hậu sự chu đáo cho nạn nhân và phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ trước 10h ngày 21/3.

Chi dao hoa toc vu nan nhan tu vong khi nang nguc o Benh vien 1A

Cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra nguyên nhân tử vong của người bệnh. Ảnh: Tiền Phong.

VTM quốc tế Linh Anh xem nhẹ tính mạng con người đến bao giờ?

(Kiến Thức) - Dù liên tiếp bị các cơ quan chức năng xử phạt, đình chỉ hoạt động… VTM quốc tế Linh Anh vẫn ngang nhiên quảng cáo, thực hiện hàng loạt dịch vụ thẩm mỹ không phép, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng khách hàng…

Cuối ngày 26/12, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, đơn vị này vừa tiến hành kiểm tra hoạt động của Công ty TNHH thẩm mỹ quốc tế Linh Anh (VTM quốc tế Linh Anh) số 277 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3.
VTM quoc te Linh Anh xem nhe tinh mang con nguoi den bao gio?
VTM quốc tế Linh Anh tai số 277 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3 vừa bị đoàn Thanh tra Sở Y tế phát hiện hàng loạt sai phạm.

Nâng cấp vòng một ở cơ sở thẩm mỹ "chui", quý bà "vỡ toang" ngực

Nữ bệnh nhân nâng ngực tại một cơ sở thẩm mỹ “chui” cách đây 14 năm. Gần đây, ngực người này luôn trong tình trạng ngứa âm ỉ như có hàng ngàn con sâu róm bò lúc nhúc bên trong.

Ngày 5/10, TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh Viện JW cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho chị B.T.A (49 tuổi, ngụ tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng) bị vỡ túi ngực, khiến cho quầng vú bị thâm tím, silicon công nghiệp tuôn trào, dính chặt vào các mô, tuyến ngực và tràn ra hố nách.

Thông qua khai thác bệnh sử, chị A. từng nâng ngực tại một thẩm mỹ viện ở Sài Gòn cách đây 14 năm. Khi đó, bác sĩ thực hiện chỉ giới thiệu rất mập mờ về thông tin túi ngực. Tất cả những gì chị được nghe là “túi ngực hiện đại nhất của Pháp”. Tin lời, chị đã quyết định chi một khoản tiền lớn để đặt túi ngực không rõ nguồn gốc.