Nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm “siêu chế biến” đối với trẻ nhỏ

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến 32 vấn đề sức khỏe - bao gồm các bệnh về tim và phổi, ung thư, rối loạn tâm thần và nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là thực phẩm siêu chế biến đang có xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Khác với thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm siêu chế biến là những thực phẩm được làm từ các thành phần bổ sung như đường, muối, chất béo, màu nhân tạo hoặc chất bảo quản.
Hiểu một cách đơn giản, thực phẩm đã qua chế biến là những thực phẩm đã bị thay đổi so với trạng thái tự nhiên của chúng bằng nhiều cách như: rửa, đóng hộp, đông lạnh hay thêm nguyên liệu vào chúng. Thực phẩm siêu chế biến còn tiến xa hơn một bước: Chúng được làm chủ yếu từ các chất chiết xuất từ thực phẩm, ví dụ như chất béo, tinh bột, đường bổ sung và chất béo hydro hóa.
Nguy co tiem an tu thuc pham “sieu che bien” doi voi tre nho
Tác hại tiềm ẩn từ thực phẩm "siêu chế biến" đối với trẻ em. Ảnh minh họa
Thực phẩm siêu chế biến thường được thêm nhiều hóa chất (chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất bảo quản và chất nhũ hóa). Quá trình này giúp thực phẩm có hạn sử dụng lâu hơn, tiện lợi hơn và hương vị cũng dễ ăn hơn.
Nhóm thực phẩm siêu chế biến chủ yếu bao gồm bánh ngọt, pizza, xúc xích, thức ăn đóng hộp, ngũ cốc ăn sáng, tất cả các loại nước ngọt… Các sản phẩm thay thế phô mai và thịt làm từ thực vật cũng được chế biến cực kỳ kỹ lưỡng và do đó có thể không tốt cho sức khỏe như quảng cáo.
Những loại thực phẩm siêu chế biến như đồ ăn nhẹ mà trẻ em tiêu thụ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến các bệnh tim mạch chuyển hóa (thuật ngữ dùng để chỉ những bệnh chuyển hóa ảnh hưởng đến hệ tim mạch) như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường khi trẻ trưởng thành. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí JAMA Network Open.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phân tích dữ liệu của hơn 1.400 trẻ trong độ tuổi từ 3-6 đang theo học ở các trường trên địa bàn của 7 thành phố ở Tây Ban Nha. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trong giai đoạn 2019-2022.
Trong đó, những người chăm sóc trẻ em đã gặp trực tiếp nhóm các nhà nghiên cứu, sau đó hoàn thành tại nhà bảng câu hỏi liên quan đến hoạt động thể chất, tiêu thụ thực phẩm và nhân khẩu học.
Các loại thực phẩm thay thế bao gồm thực phẩm không chế biến hoặc chế biến tối thiểu.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm chứa những thành phần "không bao giờ hoặc hiếm khi được sử dụng trong nhà bếp hoặc chứa những loại phụ gia giúp sản phẩm cuối cùng ngon miệng hoặc trở nên hấp dẫn hơn". Những thành phần như vậy thường có trong các loại thực phẩm như nước ngọt, khoai tây chiên, súp đóng gói, thịt gà viên và kem.
Những loại phụ gia trong các sản phẩm nói trên có thể bao gồm cả chất bảo quản chống nấm mốc và vi khuẩn, chất tạo màu nhân tạo và bổ sung hoặc thay đổi lượng đường, muối và chất béo để thực phẩm hấp dẫn hơn.
Các chuyên gia nhấn mạnh các gia đình cần tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe thay thế những loại thực phẩm "siêu chế biến", qua đó ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc các bệnh về bệnh tim mạch chuyển hóa khi trưởng thành.

Muốn giảm cân cần tránh 10 loại thực phẩm dễ gây mỡ bụng

Khi nói đến chế độ ăn kiêng, việc tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm gây tăng cân có thể giúp bạn giảm mỡ bụng và đạt được mục tiêu giảm cân.

Những thực phẩm không phù hợp để giảm cân bao gồm những loại có nhiều đường bổ sung và chất béo chuyển hóa như đồ ăn nhanh, đồ nướng đóng gói, kẹo bánh,... Mặc dù không nhất thiết phải loại bỏ những thực phẩm này vĩnh viễn nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc hạn chế chúng sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giảm mỡ bụng. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy những thực phẩm này có thể là nguyên nhân chính gây ra béo bụng.

Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho sĩ tử mùa thi

Để giúp con có sức khỏe tốt nhất vượt qua kỳ thi, trong giai đoạn này việc chăm sóc dinh dưỡng được các bậc cha mẹ hết sức chú trọng.

Mùa thi đang đến gần và đây là khoảng thời gian các sĩ tử trong giai đoạn nước rút. Học nhiều, ngủ ít, tâm lý căng thẳng đã khiến nhiều trẻ bị mệt mỏi. Để giúp con có sức khỏe tốt nhất vượt qua kỳ thi, trong giai đoạn này chăm sóc dinh dưỡng là một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm, chú trọng.