Người Hà Nội ăn thịt từ các lò mổ “bẩn”

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 2.571 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, cung cấp tới 83 - 87% sản phẩm ra thị trường.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 6 cơ sở giết mổ công nghiệp với tổng công suất thiết kế 1.200 con lợn, tương ứng với 60 tấn/ngày và 65.400 con gia cầm, tương ứng với 117 tấn/ngày.
Tuy nhiên, thực tế các cơ sở giết mổ công nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, hiện tại chỉ đạt mức giết mổ trung bình là 200 con lợn và 15.500 con gia cầm, đạt 16,6% công suất thiết kế giết mổ lợn và 23 công suất thiết kế giết mổ gia cầm.
Như vậy, với công suất như hiện nay, sản phẩm thịt lợn được giết mổ từ các cơ sở công nghiệp chỉ đáp ứng được 3% nhu cầu thịt lợn, 11% nhu cầu thịt gia cầm tiêu thụ tại Hà Nội.
Hà Nội có hơn 2.500 lò giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Hà Nội có hơn 2.500 lò giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, thành phố còn có 3 cơ sở giết mổ bán công nghiệp (2 cơ sở giết mổ lợn và 1 cơ sở giết mổ gà), công suất giết mổ 2.500 con lợn/ngày và 3.000 con gà/ngày. Theo đánh giá của Chi cục Thú y, giết mổ bán công nghiệp chỉ đáp ứng được 14% nhu cầu thịt lợn và 2% nhu cầu thịt gia cầm trên địa bàn Hà Nội.
Trong khi các lò giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp chỉ đáp ứng lượng nhu cầu nhỏ như trên thì trái lại, các lò giết mổ thủ công không đảm bảo an toàn vệ sinh lại đang chiếm phần lớn nhu cầu của thị trường.
Theo khảo sát của Chi cục Thú y Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 2.571 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó có 16 cơ sở giết mổ thủ công tập trung.
Các cơ sở này đang cung cấp đến 83% sản phẩm giết mổ thịt lợn và 87% sản phẩm thịt gia cầm cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc gần 90% người dân Hà Nội phải ăn thịt từ các lò mổ “bẩn”.
Theo mục tiêu phát triển hệ thống giết mổ của Hà Nội đến năm 2015, sản phẩm thực phẩm giết mổ công nghiệp sẽ chiếm 40 – 45%; sản phẩm thực phẩm giết mổ bán công nghiệp chiếm 35 – 40%. Như vậy đến năm 2015 sẽ đạt 75 -85% sản phẩm giết mổ từ cơ sở công nghiệp và bán công nghiệp được kiếm soát và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cõng mẹ chạy khỏi căn nhà sụp đổ

(Kiến Thức) - Anh Nguyễn Hoàng Vũ chỉ kịp chạy vội lên lầu 1, cõng mẹ chạy ra khỏi nhà trước khi công trình bị lún xuống rạch. 

Sáng ngày 21/9, 2 mẹ con bà Phụng Thị Kim Con (54 tuổi), đang ngủ tại căn nhà trọ ở hẻm 283 đường Bông Sao (cạnh con rạch Hiệp Ân), phường 5, quận 8-TPHCM thì bất ngờ nghe tiếng kêu răng rắc...
Sáng ngày 21/9, 2 mẹ con bà Phụng Thị Kim Con (54 tuổi), đang ngủ tại căn nhà trọ ở hẻm 283 đường Bông Sao (cạnh con rạch Hiệp Ân), phường 5, quận 8-TPHCM thì bất ngờ nghe tiếng kêu răng rắc... 
Anh Nguyễn Hoàng Vũ (con trai bà Con) chỉ kịp chạy vội lên lầu 1 cõng mẹ chạy ra khỏi nhà trước khi căn nhà này bị lún xuống rạch.
Anh Nguyễn Hoàng Vũ (con trai bà Con) chỉ kịp chạy vội lên lầu 1 cõng mẹ chạy ra khỏi nhà trước khi căn nhà này bị lún xuống rạch. 

Vụ ô tô bị cuốn: Nhờ nhà ngoại cảm tìm nạn nhân

Người nhà nạn nhân trong vụ ô tô bị lũ cuốn trôi ở tràn khe Ang (Nghĩa Đàn, Nghệ An), đã liên hệ nhà ngoại cảm tìm thi thể người thân.

Tâm thư TS Bá gửi Thứ trưởng GTVT... sau “cá” triệu đô

(Kiến Thức) - “Lộ trình nào để VN có đường sắt hiện đại? Lộ trình nào để xác định đường sắt “đồ cổ” 1 mét vẫn tồn tại đến 2050”, TS. Trần Đình Bá đặt câu hỏi với Thứ trưởng Bộ GTVT.

Nhân việc phản hồi của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trên báo Kiến Thức rằng: “Dự án phát triển đường sắt là nghiên cứu chung của cả tập thể… Để xây dựng mới một tuyến đường sắt cần nghiên cứu tổng thể, chi tiết, có lộ trình kế hoạch cụ thể, khảo sát các lĩnh vực tác động..., chứ không phải là ý tưởng cho vui của một cá nhân nào..."
Hệ thống đường sắt quốc gia trở thành “rác công nghệ đường sắt đồ cổ”
Hệ thống đường sắt quốc gia trở thành “rác công nghệ đường sắt đồ cổ”