Người già không thay đổi chậm rãi động tác

(Kiến Thức) - Tưởng chóng mặt bình thường, bà Tuyết đứng dậy đi ra ngoài. Đi được hai bước thì bà bị ngã gãy cổ xương đùi, phải nằm bất động.

Ngủ dậy bà Lê Thị Tuyết (70 tuổi ở Hà Nội) thấy chóng mặt. Nghĩ rằng chỉ là chóng mặt bình thường do tối qua ngủ ít nên bà đứng dậy đi ra ngoài. Nhưng vừa đi được hai bước thì bà bị ngã và bị gẫy cổ xương đùi, phải nằm bất động.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lời bàn: Người già thường hay bị chóng mặt và cho đó là bình thường mà không biết đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những căn bệnh nguy hiểm như tiền đình, thiếu máu, rối loạn điện giải, suy chức năng tuyến giáp, cao huyết áp, hạ huyết áp, cơn đau thắt ngực, suy tim... thậm chí do thay đổi tư thế đột ngột gây tăng giảm áp lực mạch máu làm chóng mặt. 
Vì vậy, khi bị chóng mặt nên giữ nguyên tư thế, không cử động mạnh, nên nhắm mắt bình tĩnh hít thở sâu và nằm yên hoặc từ từ dựa vào nơi gần nhất, sau vài phút thì chầm chậm ngồi xuống. Tránh thay đổi tư thế, tránh tiếng động và ánh sáng chói lòa.

Thoát chết thần kỳ dù 7 thanh kim loại xuyên cổ

(Kiến Thức) - Một người đàn ông tại Trung Quốc đã may mắn thoát chết sau khi bị 7 thanh kim loại xuyên thẳng vào cổ và họng.

Ông Long Chao, 40 tuổi, hiện là thợ xây dựng sinh sống và làm việc tại thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Ông Long Chao, 40 tuổi, hiện là thợ xây dựng sinh sống và làm việc tại thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. 

Xót xa những bệnh nhân nhí mắc ung thư hiếm gặp

(Kiến Thức) - Đó là những đứa trẻ kém may mắn mắc phải những dạng ung thư hiếm thấy như ung thư máu, u nguyên bào võng mạc, u nguyên bào thần kinh...

Cô bé Lauryn Robinson, 7 tuổi, sống tại Anh cùng lúc mang trong mình hai chứng bệnh liên quan tới bạch cầu vô cùng nguy hiểm: ung thư máu và ung thư hệ tạo huyết.
Cô bé Lauryn Robinson, 7 tuổi, sống tại Anh cùng lúc mang trong mình hai chứng bệnh liên quan tới bạch cầu vô cùng nguy hiểm: ung thư máu và ung thư hệ tạo huyết.