Người của Jetstar sang làm Phó Tổng ACV

(Vietnamdaily) - HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Phương giữ chức Phó Tổng giám đốc từ ngày 15/1.

Nguoi cua Jetstar sang lam Pho Tong ACV

Tân Phó Tổng giám đốc ACV, ông Nguyễn Quốc Phương (trái).

Được biêt, ông Phương tốt nghiệp đại học ngành Tài chính – Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Greenwich, Anh và gia nhập ngành hàng không vào năm 2004 với vị trí Giám đốc Tiếp thị Hành khách (Passenger Marketing Manage) của United Airlines tại Vietnam.

Năm 2005, ông Phương đảm nhiệm vị trí Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị Hành khách (Passenger Sales and Marketing Manager) tại Vietnam Airlines chi nhánh miền Nam.

Sau đó, ông Phương quản lý các chi nhánh nước ngoài của Vietnam Airlines và giữ các chức vụ như Giám đốc chi nhánh Osaka, Đức, Pháp và Trưởng văn phòng khu vực châu Âu.

Tháng 12/2016, ông Phương được bổ nhiệm làm CEO Jetstar Pacific Airlines.

Ngoài ra, HĐQT ACV cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc ACV từ ngày 15/1.

Trước đó, đầu tháng 9/2019, ông Lê Xuân Tùng, bà Lê Thị Diệu Thúy và ông Đào Việt Dũng đồng thời miễn nhiệm khỏi vị trí Phó Tổng giám đốc ACV.

Sau khi thay đổi nhân sự, Ban Tổng giám đốc công ty hiện có 6 người với Tổng giám đốc là Vũ Thế Phiệt và 5 Phó Tổng giám đốc Đỗ Tất Bình, Nguyễn Đình Dương, Võ Anh Tú, Nguyễn Quốc Phương và Nguyễn Đức Hùng.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận đề xuất Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nghiên cứu phương án sử dụng vốn từ ACV để sớm triển khai cải tạo, nâng cấp khu bay với tổng mức đầu tư hơn 4.150 tỷ đồng. Trong đó, sửa sân bay Tân Sơn Nhất gần 1.880 tỷ đồng, thời gian triển khai trong hơn 24 tháng và Nội Bài có tổng mức đầu tư dự kiến gần 2.300 tỷ đồng trong 26 tháng.

ACV muốn trở lại DNNN: Tiền mặt xông xênh, vay nợ cũng ngút ngàn

(Vietnamdaily) - Nếu muốn trở lại là doanh nghiệp Nhà nước, ACV sẽ phải chi ra khoảng 8.000 tỷ đồng để mua lại hơn 100 triệu cổ phần từ 7.000 cổ đông nhỏ lẻ. Bài toán có dễ dàng?

Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa loạt ông lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV), Tập đoàn Bưu chính - viễn thông VN (VNPT), Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem)… thì Bộ Giao thông Vận tải lại có đề xuất đưa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trở lại là DNNN.

Lý do Bộ này đưa ra là để “tạo điều kiện đảm bảo cao nhất về an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không”.

ACV phải bị truy thu thuế 'khủng' khi thu phí sân bay hàng trăm tỷ đồng

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng về việc thu tiền sử dụng dịch vụ đường dẫn vào nhà ga cảng hàng không, Bộ Tài chính khẳng định Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) phải bị truy thu đủ số tiền thuê đất để kinh doanh, thu phí tại 21/22 cảng hàng không - sân bay.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, 21/22 cảng hàng không - sân bay do ACV quản lý (trừ sân bay Vân Đồn - PV) đang thu phí dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các xe ô tô đưa/đón trả khách (không sử dụng dịch vụ giữ xe, chỉ tạm dừng dưới 3-5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt từ 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 - 1.650.000 đồng.

Trong giai đoạn từ 1/10/2012 - 31/12/2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19/21 cảng hàng không là 551 tỷ đồng. Riêng các năm 2014 - 2015, chỉ có 7 cảng hàng không thu phí nhượng quyền dịch vụ phí hàng không, với số thu là 102 tỷ đồng.

ACV phai bi truy thu thue 'khung' khi thu phi san bay hang tram ty dong

Đường dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất - TP.HCM (ảnh: Đình Thảo)

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chưa ban hành quy định về thu phí nhượng quyền khai thác dịch vụ phí hàng không dẫn đến ACV tự tổ chức thu phí và việc triển khai thiếu tính thống nhất, cảng thu phí, cảng không thu và tỷ lệ thu khác nhau.

Khi ACV chưa cổ phần hóa, việc thu phí này được cho là mang lại lợi ích cho ACV và nhà nước, nhưng lại vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.

Với nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với phần diện tích làm đường dẫn vào nhà ga cảng hàng không, báo cáo Thủ tướng của Bộ Tài chính nêu rõ từ năm 2018 Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Luật Đất đai, tuy nhiên đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có ý kiến trả lời.

Bộ Tài chính cho rằng, theo Điều 156 Luật Đất đai năm 2013, đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay được Nhà nước giao đất cho Cảng vụ hàng không. Việc Cảng vụ hàng không để ACV sử dụng diện tích đất làm đường dẫn vào nhà ga, cảng hàng không có thu tiền là có mục đích kinh doanh nhưng chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về giao đất, cho thuê đất theo quy định là có hành vi vi phạm trong sử dụng tài sản nhà nước.

“Sẽ xem xét, xử lý theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước” - Bộ Tài chính cho hay.

Đối nghĩa vụ tài chính của ACV, Bộ Tài chính khẳng định: Trường hợp đất công cộng không có mục đích kinh doanh thì ACV được giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng. Tuy nhiên, phần giá trị tài sản trên đất (đường dẫn vào sân bay) do ACV đầu tư và có thu tiền - khi đó là có mục đích kinh doanh nên phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

“ACV phải nộp tiền thuê đất theo quy định của chính sách thu tiền thuê đất và số tiền tương đương số tiền chậm nộp tính trên số tiền thuê đất phải nộp, tương ứng từng thời kỳ đối với diện tích đất làm đường dẫn vào nhà ga, cảng hàng không trong khoảng thời gian từ khi ACV bắt đầu thực hiện việc thu phí của các phương tiện ra/vào khu vực cảng hàng không” - văn bản của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Trong báo cáo, Bộ Tài chính cũng đề cập đến việc xử lý kinh tế với số tiền ACV đã thu sai trong giai đoạn 2012-2017. Theo đó, liên Bộ Tài chính - GTVT thống nhất không xử lý kinh tế do ACV đã hạch toán kế toán, xuất hóa đơn, xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo đúng hướng dẫn chế độ kế toán của Bộ Tài chính và đã nộp thuế, nghĩa vụ ngân sách theo đúng quy định.

Bóng hồng duy nhất vụ đại gia Trịnh Sướng bị truy tố là ai?

(VietnamDaily) - Ngày 18/1, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã có kết luận điều tra 3 vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả (xăng giả) của Trịnh Sướng và đồng phạm. 

Công an tỉnh Đắk Nông, đơn vị đã khởi tố tất cả 4 vụ án liên quan đến chuyên án về đường dây sản xuất xăng giả của Trịnh Sướng. Trong đó, có 3 vụ án kết thúc điều tra, 21 bị can bị đề nghị truy tố về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả (xăng giả).