Bước tiến lớn trong hoạt động đấu thầu tại Việt Nam

Từ ngày 01/7/2025, Luật số 90/2025/QH15 chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của hệ thống pháp luật nhằm mục tiêu phát triển KT-XH...

Ngày 25 tháng 6 năm 2025, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật số 90/2025/QH15, một đạo luật quan trọng sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản của các luật hiện hành, bao gồm Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Hải quan, các luật thuế, Luật Đầu tư công, và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công...

Đối với Luật Đấu thầu:

Luật số 90/2025/QH15 mang đến nhiều thay đổi cốt lõi, đặc biệt là việc điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng, quy trình tự động và chuẩn hóa hiệu quả.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, quy trình, khắc phục các hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu về hiệu quả, minh bạch và công bằng, đẩy nhanh tiến độ...

Theo nội dung tài liệu hướng dẫn được ban hành kèm theo Luật số 90/2025/QH15, các gói thầu đấu thầu qua mạng, bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chào giá trực tuyến, sẽ áp dụng quy trình rút gọn, rõ ràng và dễ kiểm soát hơn.

So với quy định cũ trong Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật 90/2025/QH15 lược bớt các bước trung gian, loại bỏ yêu cầu phê duyệt một số nội dung trên hệ thống, đồng thời cho phép chủ đầu tư chủ động cập nhật và công khai thông tin liên quan.

Đặc biệt, trong giai đoạn chờ ban hành Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết, các gói thầu vẫn được triển khai theo quy trình chuyển tiếp, bảo đảm không làm gián đoạn hoạt động đầu tư và lựa chọn nhà thầu.

Điểm mới nổi bật:

Luật số 90/2025/QH15 quy định rõ ràng hơn về hoạt động lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp, và vốn của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trao quyền: Đáng chú ý, các doanh nghiệp nhà nước không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên, được tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Luật đã bỏ thủ tục thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với hình thức đấu thầu đơn giản, quy mô nhỏ...

Đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước được quyền tự quyết định trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.

Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn cho chủ đầu tư, đặc biệt trong việc lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tạo điều kiện để rút ngắn thời gian triển khai dự án, nhất là các gói thầu cần giải ngân nhanh. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, nhóm 2 được tăng quyền tự quyết định trong hoạt động mua sắm, đấu thầu.

Đối với nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có sử dụng toàn bộ hoặc một phần ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ trì được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí, trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, việc mua sắm có thể thực hiện thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân (mua gom).

Các hình thức lựa chọn nhà thầu được bổ sung và điều chỉnh:

Bổ sung hình thức “Đặt hàng”: Đây là một điểm mới quan trọng, cho phép giao trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công; hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực chiến lược; các dự án/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, công nghiệp nền tảng, hạ tầng năng lượng/số, giao thông xanh, quốc phòng/an ninh, đào tạo nhân lực gắn với chuyển giao công nghệ; công nghệ số trọng điểm; sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt.

Điều chỉnh chỉ định thầu: Được thay đổi cực kỳ đơn giản hơn, mở rộng cơ chế chỉ định thầu và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện gói thầu, dự án; bổ sung, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các gói thầu này, bảo đảm phù hợp với chủ trương chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Điều chỉnh chào hàng cạnh tranh: Hồ sơ mời thầu đối với chào hàng cạnh tranh không bắt buộc quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.

Bổ sung hình thức “chỉ định nhà đầu tư”: Đây là hình thức mới trong lựa chọn nhà đầu tư, áp dụng cho các dự án do nhà đầu tư đề xuất mà nhà đầu tư có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ chiến lược; dự án cần tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư đã triển khai hạ tầng số, nền tảng số nhằm bảo đảm tương thích, đồng bộ, kết nối về kỹ thuật; hoặc dự án cần đẩy nhanh tiến độ, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm lợi ích quốc gia do nhà đầu tư đề xuất.

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Phạm vi áp dụng được mở rộng, bao gồm các gói thầu có điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng; đặc thù về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hoặc có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thông thường khác.

quy-trinh-dau-thau-moi-tren-he-thong-msc.png
Nguồn MSC (Ảnh: Phạm Giang)

Tác động tích cực đến môi trường đầu tư và doanh nghiệp

Tác động tích cực của luật mới đến môi trường đầu tư thể hiện rõ qua việc cắt giảm thủ tục, tiết kiệm chi phí cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tham gia hơn vào hoạt động đấu thầu công.

Ngoài ra, những cải tiến kỹ thuật như ký số hồ sơ dự thầu qua hệ thống, xác nhận liên danh trực tuyến, phân tách rõ hồ sơ kỹ thuật – tài chính được tích hợp nhằm chuẩn hóa và minh bạch hóa dữ liệu đấu thầu. và tăng khả năng truy xuất khi kiểm tra hậu kiểm.

Hướng tới một nền đấu thầu hiện đại, minh bạch và số hóa toàn diện

Luật số 90/2025/QH15 là một trong những dấu mốc trong lộ trình thực hiện Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số đến năm 2030, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đầu tư công và mua sắm tài sản công.

Việc chuẩn hóa quy trình, số hóa dữ liệu và tích hợp các công cụ hỗ trợ trực tuyến sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị, rút ngắn thời gian thực hiện dự án và tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Không chỉ là một bước cải cách về mặt kỹ thuật, Luật số 90/2025/QH15 còn là một dấu mốc quan trọng thể hiện quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong tư duy quản lý hoạt động đấu thầu.

Với sự đổi mới toàn diện cả về quy trình, cách tiếp cận và phạm vi điều chỉnh, Luật số 90/2025/QH15 không chỉ tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế mà còn kiến tạo nền tảng cho hoạt động đấu thầu chuyên nghiệp và hiệu quả hơn trong bối cảnh đất nước bước vào “kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ” góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của đất nước.

Theo tài liệu hướng dẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng từ ngày 01/07/2025, có một số điểm cần lưu ý đối với chủ đầu tư:

1- Từ ngày 01/7/2025, Luật số 90/2025/QH15 ban hành có hiệu lực. Trong thời gian sửa đổi, bổ sung các Nghị định/Thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 57/2024/QH15, Luật số 90/2025/QH15, chủ đầu tư thực hiện lập và đăng tải TBMT. Các gói thầu trong giai đoạn này không cần thực hiện phân công, phê duyệt trên hệ thống. Cho phép chủ đầu tư đính kèm HSMT/ Quyết định phê duyệt và đăng tải E-TBMT.

2- Đối với các gói thầu chưa phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu nhưng đã lưu bản nhập hoặc đã trình, phê duyệt nhưng chưa phát hành kể từ 00:00 ngày 01/7/2025, CĐT bắt buộc điều chỉnh và đăng tải lại hồ sơ theo quy trình chuyển tiếp tại mục 1.

3- Các quy tắc về thời gian phát hành E-HSMT, sửa đổi E-HSMT, gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định luật đấu thầu số 22/2023/QH15 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 57/2024/QH15, Luật số 90/2025/QH15 và nghị định 24/2024/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Bạn đọc có thể tải:

Luật số 90/2025/QH15

Tài liệu hướng dẫn các bước trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Tăng tổng mức đầu tư cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu giai đoạn 1

Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu giai đoạn 1 là 21.551 tỷ đồng, tăng so với ban đầu 3.714 tỷ đồng.

Sáng 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, với 442/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1.

202506271108247088-gen-h-z6746887464715-eac7ccd2235bbbe700be46dde5553a3c.jpg

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 TP HCM

Dự án Vành Đai 4 TP.HCM huy động hơn 50.600 tỷ đồng nhằm nâng cao hạ tầng giao thông và kết nối đô thị phát triển bền vững.

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho hay, mục tiêu cụ thể của dự án là kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, các đô thị vệ tinh của TP HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm phát huy tối đa hiệu quả lợi thế các tỉnh, liên kết và nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả các tuyến đường này; phát huy được vai trò, tiềm năng, thế mạnh và chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển lẫn nhau giữa TP HCM với các tỉnh lân cận...

202506121518240654-gen-h-z6697783151919-d61f3e99f89e37179981d707359ff2a4.jpg