Vì sao Chứng khoán Việt bị phạt nặng gần 1,2 tỷ đồng?

Vượt giới hạn vay, cho vay sai quy định, báo cáo sai lệch… loạt sai phạm khiến Chứng khoán Việt bị UBCKNN xử phạt gần 1,2 tỷ đồng.

Ngày 26/6/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 323/QĐ-XPHC xử phạt Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt tổng số tiền phạt gần 1,2 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Thứ nhất, công ty vi phạm quy định về hạn chế vay nợ khi để tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu vượt quá 5 lần trong giai đoạn từ 14/4 đến 23/4/2024. Mức phạt cho hành vi này là 175 triệu đồng.

Thứ hai, công ty cho vay ngoài giao dịch ký quỹ đối với nhân viên và ứng trước tiền bán chứng khoán cho tài khoản của người nội bộ, vi phạm quy định về hoạt động cho vay. Mức phạt cho hành vi này là 187,5 triệu đồng.

Thứ ba, công ty đã thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ mà không thông qua Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể, ngày 23/4/2024, công ty sử dụng 169,6 tỷ đồng từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu để tất toán khoản vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á. Hành vi này bị phạt 175 triệu đồng.

Thứ tư, công ty không công bố các thông tin bắt buộc theo quy định, bao gồm các nghị quyết HĐQT liên quan đến việc vay vốn và cho vay nội bộ. Mức phạt là 92,5 triệu đồng.

6862ad4cbb974b45ae86c658.jpg

Thứ năm, công ty báo cáo sai lệch nội dung về tỷ lệ an toàn tài chính trong các báo cáo định kỳ tháng 4, 5 và 6/2024, đồng thời báo cáo không chính xác về giao dịch với người nội bộ trong báo cáo quản trị năm 2023 và 2024. Hành vi này bị xử phạt 175 triệu đồng.

Thứ sáu, công ty không thiết lập và duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ theo quy định, dẫn đến mức phạt 85 triệu đồng.

Thứ bảy, công ty cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cho nhà đầu tư khi chưa được UBCKNN cấp phép, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp lý hiện hành. Hành vi này bị xử phạt 275 triệu đồng.

Với các hành vi vi phạm đã nêu trên, Chứng khoán Việt bị xử phạt hành chính tổng số tiền lên đến gần 1,2 tỷ đồng.

Bên cạnh các mức phạt tiền, UBCKNN yêu cầu công ty khắc phục hậu quả bằng cách buộc báo cáo thông tin chính xác đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch; buộc thông qua ĐHĐCĐ gần nhất về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ đối với hành vi thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.

Thuduc House kỳ vọng có lãi 66 tỷ, tái khởi động 2 dự án nghìn căn hộ

Sau giai đoạn thua lỗ kéo dài, TDH kỳ vọng hồi sinh với kế hoạch lãi 66 tỷ, tái sinh 2 dự án lớn và mở rộng hệ sinh thái từ bất động sản đến thương mại tiêu dùng.

Ngày 27/6/2025, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HoSE: TDH) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tại TP.HCM, thông qua kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2025 và định hướng tái cấu trúc toàn diện giai đoạn 2025–2028.

Báo cáo tại đại hội cho thấy năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với TDH. Dù một số mảng như cho thuê, dịch vụ và xây dựng vẫn duy trì nguồn thu ổn định, công ty vẫn ghi nhận lỗ sau thuế 304,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 62,8 tỷ đồng của năm trước.

Becamex IDC huy động 2.500 tỷ qua trái phiếu tái cơ cấu dòng vốn

Becamex IDC lên kế hoạch phát hành 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ trong 10 đợt để tái cơ cấu các khoản nợ lớn.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC,HoSE: BCM) vừa công bố nghị quyết Hội đồng Quản trị thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2025 với tổng giá trị huy động tối đa 2.500 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu nợ và phục vụ kế hoạch tài chính trung hạn.

Theo kế hoạch, Becamex IDC sẽ phát hành tối đa 25.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, chia thành tối đa 10 đợt chào bán trong nước từ tháng 6 đến tháng 11/2025. Trong đó, 6–7 đợt dự kiến diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9, và 2–3 đợt còn lại từ tháng 10 đến tháng 11.