Người bệnh ung thư chớ dùng thực phẩm chức năng tùy tiện

Hơn 80% bệnh nhân ung thư sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm dầu cá, chất chống ôxy hóa, vitamin và khoáng chất như một liệu pháp bổ sung mỗi ngày.

Tuy nhiên, nhiều bác sĩ đưa ra những cảnh báo về việc sử dụng thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị ung thư. Vậy có nên sử dụng thực phẩm chức năng cho những người bệnh này?
Vì sao bệnh nhân ung thư cần bổ sung thực phẩm chức năng?
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ sụt cân cao, suy dinh dưỡng và không ăn uống đủ chất. Tình trạng này được xem như là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.
Do tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng tiên lượng bệnh, khả năng theo đuổi điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh, nên sự can thiệp dinh dưỡng luôn được các chuyên gia y tế coi trọng. Nếu việc bổ sung chế độ ăn không giải quyết được tình trạng trên, các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung có thể được khuyến cáo.
Lợi và hại từ thực phẩm chức năng
Những nghiên cứu gần đây cho thấy một số hợp chất trong thực phẩm chức năng có thể giúp hạn chế tác dụng phụ của tiến trình điều trị ung thư, làm giảm sự khó chịu gây ra bởi các loại thuốc hóa trị liệu nhất định và bức xạ.
Nguoi benh ung thu cho dung thuc pham chuc nang tuy tien
Người bệnh cần dùng thực phẩm chức năng một cách khoa học, đúng cách. Ảnh: OOIC. 
Theo Viện Phân tích Thực nghiệm Dinh dưỡng và Chế độ ăn (The Academy of Nutrition and Dietetics' Evidence Analysis Library), việc sử dụng thực phẩm chức năng có chứa dầu cá giúp tăng hoặc ổn định cân nặng ở những bệnh nhân ung thư lớn tuổi - đối tượng thường bị sụt cân vì điều trị, mặc dù cần nghiên cứu thêm để xác định liều tối ưu.
Các axit béo omega-3, EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic) cung cấp hiệu ứng chống viêm, có thể giúp hạn chế những tác động gây độc thần kinh của một số loại thuốc hóa trị.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung axit béo omega-3, bởi vì tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm cả sự gia tăng chảy máu và tương tác thuốc.
Các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất cung cấp đầy đủ giá trị dinh dưỡng hàng ngày có thể được xem là an toàn cho người khỏe mạnh. Nhưng với bệnh nhân đang điều trị ung thư, việc sử dụng các sản phẩm này nên được đánh giá bởi bác sĩ hoặc xin ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để xác định mức độ cần thiết, dựa trên các triệu chứng bệnh và lượng calo từ bữa ăn hàng ngày.
Một số khoáng chất đã được chứng minh làm giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư, như strontium có tác dụng làm giảm đau xương trong ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Một số nghiên cứu về thực phẩm chức năng bổ sung chất chống oxy hóa đã cho thấy những lợi ích, bao gồm giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lo sợ các thực phẩm chức năng dạng này cũng có thể làm giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ung thư. Kết quả nghiên cứu vẫn chưa rõ ràng do sự thay đổi trong liều dùng, hàm lượng thực phẩm chức năng và loại hình điều trị.
Ví dụ: Curcumin (có trong củ nghệ) đã được chứng minh ức chế các enzym kích thích phản ứng viêm. Nghiên cứu sơ bộ đề nghị việc bổ sung chế độ ăn uống có chứa chiết xuất này giúp ổn định sự tiến triển bệnh ở một số bệnh nhân điều trị ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, chất curcumin có thể gây loãng máu. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Ví dụ khác về chất glutamine, một axit amin thiết yếu, là thành phần khác thường được sử dụng trong thực phẩm chức năng, giúp làm giảm bớt tác dụng phụ điều trị ung thư, như nhiệt miệng và tiêu chảy.
Nghiên cứu cho thấy chất này an toàn ở liều lên đến 40 gram mỗi ngày. Nó được sử dụng để làm giảm tỷ lệ, mức độ nghiêm trọng và thời gian đau miệng ở một số bệnh nhân trải qua hóa trị liệu hoặc cấy ghép tủy xương.
Sử dụng khoa học và lắng nghe bác sĩ
Hiện nay, nhiều thực phẩm chức năng bổ sung chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư. Do đó, nghiên cứu đầy đủ các sản phẩm này để bổ sung về tính an toàn và hiệu quả là rất cần thiết. Các nghiên cứu sẽ tiếp tục được tiến hành trên thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống, giúp tối đa hóa hiệu quả điều trị và giảm độc tính của thuốc hóa trị.
Bệnh nhân điều trị ung thư thường uống cùng lúc rất nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng sẽ làm tăng nguy cơ tương tác thuốc tiềm ẩn. Để an toàn, điều quan trọng là bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin về các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng cho bác sĩ và không sử dụng thực phẩm chức năng mới khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh phải sử dụng thận trọng và tránh các thực phẩm chức năng được quảng cáo với hiệu quả thần kỳ, đột phá hoặc phát minh mới, những thực phẩm chức năng không rõ cơ chế cũng như những sản phẩm khẳng định hiệu quả tốt mà hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Sản phụ sinh con dù ung thư vú nguy kịch: BS khuyên nên tầm soát sớm

(Kiến Thức) - Trước câu chuyện sản phụ bị ung thư vú giai đoạn muộn vẫn quyết sinh con, bác sĩ Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống, BV Hữu nghị Việt Đức, rất xúc động và đưa ra thông tin về cách tầm soát căn bệnh ung thư vú quái ác.

Mới đây, không ít người rơi nước mắt trước câu chuyện một sản phụ ở Hà Nam biết mình mắc ung thư giai đoạn cuối vẫn quyết sinh con bất chấp tính mạng. Sản phụ này là chị Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi mang thai được 4 tháng.
Sau khi nghe bác sĩ sản cùng bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn giữ thai cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm, song vợ chồng chị Liên vẫn quyết định không bỏ thai, với hy vọng có thể cầm cự đến khi thai nhi đủ lớn để con có thể chào đời. 
San phu sinh con du ung thu vu nguy kich: BS khuyen nen tam soat som
Sản phụ Nguyễn Thị Liên phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi đang mang thai nhưng vẫn bất chấp tính mạng để sinh con.
Ngày 22/5 vừa qua, bác sĩ đã phẫu thuật bắt con cho sản phụ Liên. May mắn, ca phẫu thuật đã thành công và bé trai chào đời nặng 1,5kg, đặt tên là Bình An.
Trước hình ảnh người mẹ tiều tuỵ ngồi mổ đẻ lấy đứa con ra, bác sĩ Khánh đã không cầm được được mắt. Theo anh, ung thư vú là kẻ “giết người” đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư. Dù việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú vô cùng đơn giản nhưng chị em phụ nữ lại thường khá lơ là và ít quan tâm đến “kẻ giết người thầm lặng” này.
Do vậy, bác sĩ Khánh đã đưa ra một bài viết về những nguy cơ mắc ung thư vú và khuyến cáo chị em cách tầm soát căn bệnh. Sau đây là chia sẻ của nam bác sĩ BV Việt Đức:

Chồng đổi 10 năm hạnh phúc với tôi để cưới bồ trẻ

Chồng tiếc nuối 10 năm hạnh phúc với tôi, nhưng vẫn quyết định đánh đổi để sống với người tình trẻ...

Tôi và chồng bằng tuổi, chúng tôi học chung với nhau từ những năm học cấp 3, lên đại học, cả hai học khác trường nhưng vẫn giữ liên lạc và ra trường thì hai đứa yêu nhau. Hai năm sau đó, khi công việc đã ổn ổn, tôi và anh tổ chức đám cưới trước lời chúc phúc của gia đình hai bên và bạn bè.
Chong doi 10 nam hanh phuc voi toi de cuoi bo tre
Ảnh minh họa. 
Ở quê tôi và anh, nhiều người cũng ngưỡng mộ tình yêu của chúng tôi, coi chúng tôi là hình mẫu để dạy con cái phấn đấu theo. Hai đứa quen nhau, nhưng chỉ là bạn suốt những năm cấp 3, động viên nhau vào đại học, ra trường có việc làm rồi mới yêu, rồi công việc ổn định mới lập gia đình.

Chế bẫy bằng lòng đỏ trứng gà, diệt cả "gia phả" nhà gián

Con gián là con vật thường gây cho bạn khó chịu, thậm chí sợ hãi. Dưới đây là 5 cách đuổi gián đơn giản giúp bạn triệt tiêu nỗi sợ đó.

1. Lòng đỏ trứng gà và bột axit boric