Ngũ Hành Sơn nơi Phật Tổ giam Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời?

Ngũ Hành Sơn, nơi đã giam giữ Tề Thiên Đại Thánh suốt 500 năm liệu có thật ngoài đời? Đạo diễn Dương Khiết đã cho chúng ta biết câu trả lời.

Cùng với "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy hử" và "Hồng lâu mộng ", tác phẩm có tuổi đời hơn 500 năm - "Tây du ký" được tôn vinh là một trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc.

Năm 1986, câu chuyện về thầy trò Đường Tăng được đưa lên màn ảnh nhỏ, bộ phim "Tây du ký" lúc bấy giờ đã tạo nên một hiện tượng khắp Châu Á, trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể thiếu của nhiều người. Cảnh Tôn Ngộ Không vì đại náo thiên cung mà bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân núi Ngũ Hành Sơn cũng trở thành kinh điển.

Trên thực tế, tại Trung Quốc không có ngọn núi nào mang tên núi Ngũ Hành, Ngũ Hành Sơn vốn chỉ là địa danh xuất hiện từ tiểu thuyết.

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?

Hậu trường "Tây du ký" (1986).

Song cảnh phim ngọn núi đè nặng lên Tôn Ngộ Không lại được yêu cầu quay ở một ngọn núi thật chứ không phải dàn dựng như nhiều khung cảnh thần tiên ma quái khác. Vậy là đoàn làm phim đã đi khảo sát địa hình ở rất nhiều nơi trong và ngoài nước để tìm cho ra địa danh ăn khớp với Ngũ Hành Sơn, nơi nhốt Tề Thiên Đại Thành.

May mắn thay, đạo diễn Dương Khiết và ekip đã phát hiện ra một hang động nhỏ vừa khít một người chui vào ở Thạch Lâm - một khu rừng đá tại Vân Nam, Trung Quốc.

Với diện tích hơn 400.000 mẫu, Thạch Lâm mang đặc điểm địa hình Karst (địa hình phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn) được hình thành và phát triển qua hàng tỷ năm với hàng ngàn cột đá khổng lồ. Đây cũng là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng của Trung Quốc.

Sau hơn 30 năm bộ phim ra mắt, nơi Ngộ Không bị giam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Biết đâu dưới chân ngọn núi này thực sự đã từng có một con khỉ chờ đợi sư phụ của mình trong 500 năm!

Cùng chiêm ngưỡng một vài hình ảnh tại rừng đá Thạch Lâm:

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-2

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-3

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-4

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-5

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-6

Ngu Hanh Son noi Phat To giam Ton Ngo Khong co that ngoai doi?-Hinh-7

Danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng 100 năm trước trông thế nào?

(Kiến Thức) - Danh thắng Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng 100 năm trước trông như thế nào? Khám phá điều này qua loạt ảnh in trong sách ảnh “An Nam 1919 – Đông Dương thuộc Pháp” (An Nam 1919 – L’Indochine française), xuất bản tại Paris năm 1919.

Danh thang Ngu Hanh Son Da Nang 100 nam truoc trong the nao?
Từ núi Thủy Sơn nhìn về núi Mộc Sơn ở danh thắng Ngũ Hành Sơn. Nằm ở phía Nam của Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn gồm 5 ngọn núi đặt tên theo quan niệm Âm dương - Ngũ hành của người xưa, gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn.

Giải mã bí ẩn cốc rượu “ngàn chén không hết” thời xưa

Chiếc cốc rượu được tìm thấy trong một ngôi mộ cổ tại Nam Kinh, Trung Quốc ẩn chứa điều vô cùng kỳ lạ, đúng kiểu dù uống thế nào cũng không thể cạn.

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng thời Đường Trung Quốc.Lý Bạch (701-762) không chỉ là một thi tiên vĩ đại mà còn được mệnh danh là 'tửu trung tiên' bởi sự yêu rượu hiếm có. Điều đáng nói, trong bài thơ của ông từng xuất hiện một cốc rượu mà miêu tả là: Uống thế nào cũng không thể cạn.
Cụ thể, câu thơ này như sau: "Muôi chim tước, chén chim vẹt, một trăm năm ba vạn sáu nghìn ngày, một ngày nên nghiêng ba trăm chén" (Tương Dương ca).

Cốc vẹt.
Cụm từ"cốc vẹt" hay "chén chim vẹt" mà Lý Bạch nhắc tới luôn được các nhà khảo cổ học quan tâm. Tuy nhiên, những hiện vật này lại chưa bao giờ được khai quật mãi cho tới khi một ngôi mộ cổ tạithời Đông Tấn (317 - 420) được khám phánăm 1965. Lúc này, các chuyên gia khảo cổ mới phát hiện ra cốc rượu mà nhà thơ Lý Bạch mô tả.
Cụ thể, năm 1965 các nhà khảo cổ học phát hiện một ngôi mộ gia tộc ở Tương Sơn (Nam Kinh). Thông qua văn bai, đội khảo cổ học đoán chủ nhân ngôi một thuộc gia tộc họ Vương - một trong 4 dòng họ lớn nhất thời Đông Tấn.
Trong mộ, ngoài số lượng lớn đồ tùy táng thì các nhà khoa học còn khai quật được một chiếc vỏ anh vũ lớn ở đây. Lần đầu tiên khai quật được cổ vật kỳ lạ khiến giới chuyên môn có nhiều tranh cãi. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện con ốc anh vũ này chính làchiếc "cốc vẹt" nổi tiếng trong lịch sử.

Do là lần đầu tiên khai quật được được cốc vẹt nên các chuyên gia vô cùng quan tâm và muốn nghiên cứu về việc tại sao một chiếc cốc nhỏ như thế lại có thể chứa được một lượng lớn rượu như vậy.
Nhìn từ bên ngoài, đây chỉ là một chiếc vỏ ốc anh vũ bình thường và không có gì đặc biệt. Nhưng toàn bộ bí ẩn lại được cất giấu ở bên trong.
Sau khi chụp X-quang, hóa ra hình ảnh"ngày nghiêng 300 chén" trong thơ Lý Bạch không hề khoa trương và chính là sự thật.

Bên trong cốc vẹt có nhiều lưới được tạo ra một cách tự nhiên với mật độ dày đặc trong tù và. Tất cả các lưới được nối với nhau bằng lỗ nhỏ. Khi rót rượu vào trong cốc này, rượu sẽ ngấm dần vào lưới qua các lỗ nhỏ.
Do đó, khi người xưa rót rượu vào cốc vẹt thì rượu bên trong sẽ chảy ra từng chút một theo tác động của áp suất không khí, tạo ra ảo giác giống như rượu không bao giờ cạn. Điều này khiến các chuyên gia vô cùng khâm phục trí tuệ của người xưa. Nguyên nhân bởi, nguyên lý hoạt động của cốc vẹt rất giống với than hoạt tính hiện nay, sử dụng cấu trúc không gian bên trong vật thể để đạt được mục đích làm chậm dòng chảy.