Ngư dân Peru bắt được "rồng biển" có thể dự báo thảm họa khủng khiếp

Một ngư dân mới đây đã bắt được cá rồng biển ở ngoài khơi khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở phía bắc Peru, khiến nhiều người lo ngại.

Ngu dan Peru bat duoc
Cá rồng biển mới được phát hiện ở Peru. 
Theo Daily Mail, cá rồng biển được coi là loài sinh vật có thể dự báo thảm họa động đất, sóng thần bởi chúng chỉ sống ở vùng biển sâu. Một khi người ta phát hiện cá rồng biển ở vùng nước nông có nghĩa là có điều bất thường sắp xảy ra.
Năm 2011, trước trận động đất, sóng thần tai họa ở Nhật, người ta cũng nhìn thấy cá rồng biển. Thảm họa động đất, sóng thần sau đó gây rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, khiến 20.000 người chết.
Cá rồng biển thông thường có thể phát triển chiều dài tới 5 mét, trong khi con cá rồng biển dài nhất được ghi nhận tới 11 mét.
Ngu dan Peru bat duoc
Cá rồng biển được tin là có thể dự báo động đất, sóng thần. 
Chúng sống ở độ sâu tổi thiểu 600 mét dưới mặt nước nên rất hiếm khi được con người nhìn thấy.
Trong khi một số người nghĩ đến những thảm kịch tồi tệ nhất, các nhà khoa học trấn an rằng không phải cứ khi cá rồng biển xuất hiện thì có thảm họa xảy ra.
Sự thay đổi nhỏ liên quan đến từ trường cũng có thể khiến loài sinh vật biển sâu này nổi lên ở vùng nước nông.
Trong truyền thuyết Nhật, cá rồng biển Namazu còn được gọi “sứ giả từ đáy biển, sẽ nổi lên trước khi động đất xảy ra”. Sự xuất hiện của cá rồng biển năm 2011 ở Nhật càng củng cố truyền thuyết này.
Người ta cũng nhìn thấy cá rồng biển trước trận động đất 8,8 độ richter ở Chile năm 2010.

Kinh ngạc con báo đen "trăm năm có một" lộ diện

Những lời đồn thổi về sự tồn tại của loài báo đen quý hiếm vốn đã được lan truyền từ lâu, nhưng gần đây, khoa học mới chứng minh sự tồn tại có thật của chúng tại châu Phi, qua những bức ảnh hiếm được chụp từ camera ngụy trang của các nhà sinh vật học.

Kinh ngac con bao den

Một cá thể báo đen quý hiểm tại châu Phi mới đuợc phát hiện sau hơn 100 năm (Ảnh: Will Burrard-Lucas) 

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Vườn thú San Diego, Mỹ, mới đây đã có một phát hiện chấn động, khi công bố những hình ảnh về một cá thể báo đen được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Loisaba, thuộc miền Trung Kenya.

Khám phá cây cù đề - cây quý có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây cù đề là loài cây mọc dại nhưng thực tế, đây là loài cây quý có tác dụng chữa khá nhiều bệnh trong dân gian. Loài cây này mọc dại ở khắp nơi, từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và đảo Phú Quốc.

Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam
 Cây cù đề có tên khoa học là Breynia vitis-idaea. Loài cây này mọc dại ở khắp nơi của nước ta từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Ảnh: flickr.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-2
 Cây cù đề là dạng cây bụi cao từ 0,5m - 3m. Lá của cây có đặc điểm là xếp thành hai dãy, phiến mỏng hình trái xoan. Quả màu đỏ, cụm hoa mọc ở nách lá. Ảnh: wikimedia.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-3
 Cây cù đề là loài cây ưa sáng, mọc ở bờ ruộng, lùm bụi vùng thấp đến các rừng rụng lá ở độ cao 1000m. Ảnh: wikimedia.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-4
 Trên thế giới, cây cù đề phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, quần đảo Mã Lai và Philippines. Ảnh: wikimedia.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-5
 Cây cù đề là loài cây được sử dụng để chữa trị khá nhiều bệnh trong dân gian. Ảnh: wikimedia.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-6
 Ở Malaysia, một số dân tộc ít người dùng lá cây cù đề làm rau ăn; dịch lá được dùng làm thuốc bổ trợ cho phụ nữ uống sau khi sinh. Ảnh: indiabiodiversity.
Kham pha cay cu de - cay quy co o Viet Nam-Hinh-7
 Trong khi đó, ở Philippines, nước sắc rễ cây cù đề được dùng làm thuốc súc miệng trị đau răng; nước hãm lá dùng trị đau dạ dày. Ảnh: wikimedia.

Mời quý vị xem video: Công dụng tuyệt vời của dưa hấu mà không phải cây thuốc quý nào cũng có. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Gấu Bắc cực đẫm máu làm điều “dị” với chim mòng biển

(Kiến Thức) - Con gấu Bắc cực với chiếc mõm vẫn còn đẫm máu bỗng nhiên quay về phía mòng biển, nhắm mắt lại, lè lưỡi ra giống như đã "lêu lêu" trêu tức mòng biển trước mặt, khiến ai cũng cảm thấy thú vị. 

Trong hành trình kéo dài hơn 10 ngày ở một hòn đảo lạnh giá, xa xôi ở Na Uy, nhiếp ảnh gia nghiệp dư Marko König đã ghi được những hình ảnh thú vị khi một con gấu Bắc cực miệng còn đẫm máu nhưng vẫn làm mặt hề với chim mòng biển đậu gần đó.
Gau Bac cuc dam mau lam dieu “di” voi chim mong bien