Nghiên cứu mới nhất cho thấy trẻ sơ sinh siêu thông minh

Mọi bậc cha mẹ đều tin rằng con của họ đều có năng khiếu, thông minh và bây giờ, một nghiên cứu mới của Đại học Descartes, Paris đã chứng minh điều đó.

Sau khi quan sát 80 đứa trẻ sơ sinh dưới 2 ngày tuổi, các nhà nghiên cứu xác định rằng trẻ sơ sinh hiểu được những con số sớm nhất là vài giờ sau khi sinh.
Để hiểu về nghiên cứu này, bạn hãy xem tấm thẻ. Nếu bạn nhận được những tấm thẻ, và được yêu cầu sắp xếp chúng từ nhỏ đến lớn, bạn sẽ bắt đầu đặt tấm thẻ bên trái nhỏ nhất đến dần về bên phải đúng không? Cách sắp xếp từ trái qua phải này được gọi là “ Chiều tinh thần”, là khuynh hướng tưởng tượng con số được định hướng trong không gian. Cụ thể, liên tưởng các số nhỏ ở phía bên trái, số lớn ở phía bên phải trong không gian. Nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu Maria Dolores de Hevia muốn biết liệu việc lập bản đồ số không gian là kết quả của sự bẩm sinh hay do học được sau khi sinh – đó là lý do tại sao cô quyết định nghiên cứu về trẻ sơ sinh.
 
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các bài kiểm tra nghe nhìn, bao gồm các đoạn âm thanh và hình ảnh. Thứ nhất, một số trẻ nghe các đoạn âm thanh lặp đi lặp lại, trong khi một số khác nhìn các clip. Sau đó, họ cho các em bé thấy hình tam giác với các kích thước khác nhau, và vài đoạn phim hiển thị hình ảnh tam giác. Khoảng một phút sau, các em bé được tiếp xúc với bất kỳ một đoạn âm thanh mà trước đây chúng chưa được nghe trước đó, tiếp theo là hình ảnh của hai hình chữ nhật, hai bên trái phải. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng những đứa bé nghe đoạn âm thanh rồi đến xem clip sẽ tập trung mắt vào tam giác bên phải, chứng minh chúng thuận não phải. Và điều ngược lại, chứng tỏ chúng thuận não trái.
De Hevia và nhóm của cô đã hoàn thành thử nghiệm một loạt các lần khác nhau với các em bé khác nhau trong khi kiểm tra các biến khác nhau và giả thuyết của họ đã được chứng minh đúng. Thời gian duy nhất mà các em bé không tạo ra mối liên hệ số-không gian là khi chúng nghe những đoạn phim không tách biệt rõ ràng. Điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng các em bé đang đếm số lượng đoạn phim và xếp chúng trong không gian từ trái sang phải.
Điều này không chứng minh chính xác là trẻ sơ sinh hiểu toán học. Nhưng vì việc đọc tâm trí của trẻ sơ sinh không dễ dàng nên bạn nên biết rằng ít nhất chúng cũng có hiểu biết cơ bản về môi trường xung quanh của chúng từ khi còn nhỏ.

Xót xa hình ảnh lao động trẻ em trên khắp thế giới

(Kiến Thức) - Những hình ảnh lao động trẻ em trên khắp thế giới khiến nhiều người phải xót xa mỗi khi chứng kiến.

Xot xa hinh anh lao dong tre em tren khap the gioi
 Lao động trẻ em hiện là vấn nạn của cả thế giới nhất là ở những quốc gia nghèo và chậm phát triển. Ảnh: CHL.
Xot xa hinh anh lao dong tre em tren khap the gioi-Hinh-2
 Những lao động trẻ em bị bóc lột sức lao động ngay từ khi còn nhỏ với nhiều công việc khác nhau. Ảnh: CLB.

"Tuổi thơ bị đánh cắp" của lao động trẻ em Bangladesh

(Kiến Thức) - Những lao động trẻ em Bangladesh bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải làm những công việc cực nhọc và nguy hiểm để kiếm tiền.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh
 Vì gia đình quá nghèo, nhiều em nhỏ ở Bangladesh đã phải làm việc trong các nhà máy để kiếm tiền. Những đứa trẻ thường phải làm công việc nguy hiểm với mức lương bèo bọt. Ảnh: Một lao động trẻ em Bangladesh chỉ khoảng 10 tuổi làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char, ngoại ô thủ đô Dhaka. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-2
Các em nhỏ làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char thường phải tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-3
 Lao động trẻ em ở Bangladesh thường được trả công thấp hơn người lớn và đa số chúng phải làm việc 12 tiếng một ngày. Đó là lý do vì sao hầu hết công nhân trong những nhà máy này đều là trẻ em. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-4
 Trong ảnh là Ali Hossain, một lao động trẻ em nữa ở Bangladesh. Được biết, Ali làm việc trong nhà máy bạc ở Keraniganj hầu như cả ngày lẫn đêm. Công việc nặng nhọc trong nhà máy đang tàn phá sức khỏe của em. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-5
Theo Luật Lao động năm 2006, độ tuổi lao động hợp pháp tối thiểu ở Bangladesh phải là 14 tuổi. Tuy nhiên, bé Asif (ảnh), 12 tuổi, đến từ Noakhali đã phải làm việc ít nhất 12 tiếng/ngày trong một nhà máy thuộc da ở Hazaribag, thủ đô Dhaka. Đây là cách để Asif có thể kiếm tiền nuôi bản thân và mẹ cậu bé. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-6
Rabbi cùng mẹ đang làm việc trong một nhà máy sản xuất nhựa ở Kamrangi Char. Vì quá nghèo nên mẹ của Rabbi đã xin ông chủ cho cậu bé được làm việc ở đây. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-7
 Không ít lao động trẻ em được thuê làm việc trên đường phố ở Bangladesh. Chúng thường là nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-8
 Trẻ em làm việc vất vả trong nhà máy gạch ở Bangladesh. Chúng chỉ được trả khoảng 100 đến 120 taka khi khuôn vác được khoảng 1.000 viên gạch. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-9
Điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà máy chì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những lao động trẻ em như Rahim (ảnh). Ngoài ra, nhiều lao động trẻ em ở Bangladesh dễ là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc, ngược đãi và lạm dụng tình dục. Ảnh: DW.

Trứng xào nấm - Món ngon cải thiện miễn dịch, phòng chống cảm lạnh mùa đông

Sự kết hợp giữa vị ngọt của nấm và vị béo của trứng đã tạo nên một món ăn rất hấp dẫn dành cho cả gia đình.

Một sự kết hợp toàn những nguyên liệu quen thuộc nhưng hấp dẫn cực kỳ. Ngoài việc mang đến cho bữa cơm gia đình món ăn thơm ngon, tuyệt vời thì nó cũng là một bài thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe khi có tác dụng trị trứng trẻ em gầy nóng, rôm sẩy, nhiều mồ hôi, người lớn huyết hư, tay chân tê mỏi, tiểu đường, huyết áp cao, ăn ngủ kém.
Mời độc giả xem video "Những mẹo hay với trứng bạn nên biết". Nguồn  5-Minute Crafts: