Nghỉ hè chơi một mình, trẻ 5 tuổi hóc đồng xu vào thực quản

Dị vật kim loại kích thước lớn nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tắc nghẽn thực quản, tổn thương niêm mạc, đe dọa tính mạng nếu tràn sang đường thở.

Ngày 11/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận và xử trí thành công một trường hợp trẻ nhỏ nuốt dị vật nguy hiểm. Bệnh nhi là bé gái hơn 5 tuổi, trú tại thành phố Cao Bằng, được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng không nuốt được, buồn nôn nhưng không nôn được, khó thở sau khi chơi một mình tại nhà.

nuot-dong-cu.jpg
Hình ảnh dị vật đồng xu trên phim chụp - Ảnh BVCC

Theo thông tin từ kíp trực, sau khi thăm khám và hội chẩn khẩn cấp, các bác sĩ xác định có dị vật đường tiêu hóa trên, nghi nằm trong thực quản. Ngay trong đêm, ê-kíp gây mê và các bác sĩ Tai Mũi Họng đã tiến hành nội soi thực quản ống cứng cấp cứu.

Dị vật được xác định là một đồng xu kim loại màu trắng, đường kính khoảng 2,5 cm, mắc cách cung răng trên khoảng 12 cm. Dị vật được lấy ra an toàn bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau nội soi kiểm tra lại, không phát hiện tổn thương thực quản, niêm mạc hồng, không viêm loét hay chảy máu. Thủ thuật kết thúc an toàn, không có biến chứng.

Trường hợp này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn dị vật ở trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ, trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi là nhóm đối tượng dễ gặp tai nạn do nuốt hoặc hít phải dị vật, đặc biệt trong lúc chơi đùa mà không có sự giám sát của người lớn.

nuot-dong-1.jpg
Đồng xu trong thực quản bé gái được lấy ra thành công - Ảnh BVCC

Bác sĩ Nông Hoàng Mạnh, người trực tiếp thực hiện thủ thuật, cho biết: “Dị vật kim loại kích thước lớn nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tắc nghẽn thực quản, tổn thương niêm mạc, thậm chí đe dọa tính mạng nếu tràn sang đường thở.

Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý không để trẻ chơi với các vật nhỏ, dễ nuốt như đồng xu, pin cúc áo, đồ chơi lắp ráp nhỏ…”.

nuott-dong-xu.jpg
Bé tiếp tục được theo dõi tại khoa Tai mũi họng - Ảnh BVCC

Khi nghi ngờ trẻ nuốt dị vật, không cố gắng móc họng hoặc gây nôn. Hành động này có thể khiến dị vật mắc sâu hơn hoặc gây tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng hơn. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được cấp cứu kịp thời. Không nên chần chừ hay tự xử lý tại nhà.

Trẻ 17 tháng tuổi suy hô hấp, ngừng tim do hóc kẹo lạc

Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các dị vật lọt sâu vào hai bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Ngày 14/5, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, các bác sĩ đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhi 17 tháng tuổi thường trú tại TP Hạ Long nguy kịch do dị vật lọt vào đường thở.

Theo lời kể gia đình, trong lúc được cho ăn kẹo lạc tại nhà trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng, trẻ li bì.

Suýt thủng thực quản vì hóc xương cá ba sa, cách xử trí tránh nguy hiểm

Hóc dị vật ở trẻ rất nguy hiểm, không nên hoảng loạn, tìm cách lấy dị vật vì có thể đẩy vào sâu hơn... gây nguy hiểm cho trẻ.

BSCK2 Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin, khoa vừa nội soi lấy thành công dị vật xương cá kích thước 23x23mm, cứu nam bệnh nhi N.T.N. sinh năm 2020, ngụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Anh Minh Hải, ba bệnh nhi cho biết cháu N. được cho ăn cơm với cá ba sa. Dù gia đình đã lọc xương cá tuy nhiên vẫn còn sót lại mảnh xương vây, không may bị cháu N. nuốt phải.

Sau khi ăn sáng với xúc xích, bé gái 13 tuổi nhập viện cấp cứu

Hóc dị vật đường thở là các tình huống rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Vừa qua, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiến hành nội soi cấp cứu một trường hợp bệnh nhi 13 tuổi bị mắc kẹt thức ăn trong thực quản.

Qua khai thác bệnh sử được biết, bệnh nhi ăn sáng với xúc xích nhưng lại ăn nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, không tập trung. Ngay sau đó, bệnh nhi có biểu hiện nghẹn, khó nuốt, nuốt đau, kèm ho và cảm giác khó thở khiến gia đình vô cùng lo lắng.