Nghi án mẹ bị con gái sát hại dã man

Sau khi người mẹ bị con gái sát hại, Hiền chạy đi ngoài đường nói với mọi người rằng đã chém mẹ tử vong.
 

Ngày 14/7, ông Vi Văn Dung - Trưởng Công an xã Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, đang phối hợp với công an huyện điều tra làm rõ vụ án nghi mẹ bị con gái sát hại dã man, nạn nhân là bà Lương Thị Thương (82 tuổi, trú tại bản Tóng, xã Châu Phong).
Nghi an me bi con gai sat hai da man
Bà Thương được đưa đến trạm y tế cấp cứu nhưng không qua khỏi. 
Trước đó, khoảng 17h30 phút, ngày 14/7, một số người dân sống tại bản Tóng phát hiện bà Thương nằm trên vũng máu, với nhiều vết chém trên người.
Bà Thương được đưa đến trạm y tế xã để cấp cứu nhưng sau đó tử vong do bị thương quá nặng.
Sau khi nắm được thông tin, cơ quan điều tra đã triệu tập nghi phạm gây án là Lương Thị Hiền (40 tuổi), con gái ruột của bà Thương.
Một số người dân cho biết, Hiền mắc bệnh tâm thần. Vào lúc 17h cùng ngày, Hiền chạy đi ngoài đường và nói với mọi người rằng mình đã chém mẹ tử vong.

Sự thật giật mình về trại tập trung khét tiếng của Hitler

(Kiến Thức) - Trại tập trung Auschwitz khét tiếng dưới thời trùm phát xít Hitler là nơi hơn 1 triệu người bị giết hại một cách tàn khốc.

Su that giat minh ve trai tap trung khet tieng cua Hitler
Cứ 1 trong số 6 người Do Thái bị giết trong thảm họa diệt chủng Holocaust là tù nhân ở trại tập trung Auschwitz khét tiếng thế giới. 

Hé lộ mâu thuẫn động trời giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng

(Kiến Thức) - Mối thâm tình giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng luôn là tấm gương sáng cho nhiều bậc đế vượng noi theo. Nhưng thật sự giữa họ không hề có mâu thuẫn? 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong
Lưu Bị có được sự trợ giúp của Gia Cát Lượng có thể nói như hổ mọc thêm cánh. Nếu so sánh với Quan Vũ, Trương Phi đều là hảo huynh đệ của Lưu Bị thì cũng không thể so sánh được với mối thâm tình giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đặc biệt, sau khi Tào Phi xưng đế, mọi người đều cho rằng Hán Hiến Đế đã chết, nên đều khuyên Lưu Bị xưng đế. Ban đầu Lưu Bị không đồng ý, nhưng chỉ có một câu của Gia Cát Lượng đã khiến ông đổi ý.

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-2
Trước lúc lâm chung, Lưu Bị cũng chỉ tin tưởng gửi gắm A Đẩu cho Gia Cát Lượng mong ông đã từng giúp cha thế nào nay tiếp tục giúp con. Điều này chứng tỏ Lưu Bị tin tưởng tuyệt đối vào sự trung thành của Gia Cát Lượng. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-3
Mối thâm tình giữa hai người xưa nay vẫn luôn là tấm gương sáng cho nhiều bậc đế vượng noi theo. Nhưng thật sự giữa họ có phải không hề có bất đồng, phân kỳ?  

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-4
 Thực tế giữa họ không chỉ có bất đồng mà thậm chí còn là sự bất đồng rất lớn. Điều này được thể hiện rất rõ trong quan điểm rất khác biệt của hai người đối với quan điểm xây dựng mối quan hệ ngoại giao với nước làng giềng Đông Ngô. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-5
Đối với Lưu Bị, việc liên minh với Tôn Quyền chỉ vì những lợi ích trước mắt. Khi Tào Tháo đánh Kinh Châu Lưu Bị bị đánh bại ở cầu Trường Bản. Chính Gia Cát Lượng đã xin ý kiến Lưu Bị xin trợ giúp từ Tôn Quyền. Sau đó Gia Cát Lượng thuyết phục được Tôn Quyền liên minh đánh bại Tào Tháo. Cũng kể từ đó Gia Cát Lượng đã quan niệm bất di bất dịch về mối quan hệ hữu hảo, liên minh với Đông Ngô. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-6
Chỉ có điều khi Lưu Bị còn tại thế, mọi đại sự quân quốc của Thục Hán đều do Lưu Bị quyết định. Gia Cát Lượng chỉ có ý kiến không thể quyết định, Gia Cát Lượng không thể làm gì hơn. Cũng chính vì Lưu Bị không tôn trọng những thỏa thuận trong liên minh với Đông Ngô nên đã dẫn đến việc Tôn Quyền dẫn quân đánh úp Kinh Châu giết chết Quan Vũ. Mối quan hệ lân bang hữu hảo Thục Ngô chấm dứt. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-7
 Mùa thu nguyên niên Chương Vũ tức năm 221 công nguyên, Lưu Bị đã dẫn binh đánh Tôn Quyền để báo thù và rửa mối nhục cho Quan Vũ. Không ngờ đội quân của Lưu Bị bị quân Đông Ngô của Tôn Quyền đánh tan tác đành phải lui về giữ Vĩnh An. Một năm sau Lưu Bị lâm trọng bệnh rồi mất. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-8
 Việc Đông chinh lần này đã từng có rất nhiều đại thần can gián nhưng Lưu Bị nhất quyết không nghe. Chỉ có một điều rất lạ không hề thấy Gia Cát Lượng lên tiếng. Trong "Tam quốc chí", " Tiên chủ truyện" hay " Gia Cát Lượng truyện" cũng đều không đề cập đến vấn đề này. 

He lo mau thuan dong troi giua Luu Bi va Gia Cat Luong-Hinh-9
 Phải chăng Gia Cát Lượng lại là người ủng hộ Lưu Bị. Nếu không vì sao một trận đánh lớn thế lẽ nào hai người không hề bàn bạc đối sách?  Hay Lưu Bị không hề thông quan triều nghị đã quyết định? Và không hiểu Gia Cát Lượng phản đối hay tán thành chủ trương này?