Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh, khả năng mạnh lên thành bão

Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines được cơ quan khí tượng dự báo sẽ di chuyển rất nhanh có thể mạnh lên thành bão và vào Biển Đông.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/7, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Philippines. Lúc 7h, tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 127,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm đạt cấp 7 (50–61km/h), giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

capture.png
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24–48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15–20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) trong ngày 19/7 được xác định từ vĩ tuyến 16,5°N đến 21,0°N và kinh tuyến 117,0°E đến 120,0°E. Cấp độ rủi ro thiên tai dự báo cấp 3 đối với vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông.

Dự báo xa hơn (48–72 giờ tới), bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc khoảng 20km/h và còn khả năng mạnh thêm. Các cơ quan chức năng khuyến cáo tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động trong khu vực Bắc Biển Đông cần theo dõi sát diễn biến của bão, chủ động phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn.

Chia sẻ với báo chí, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới vẫn đang trong giai đoạn hình thành và chưa thành bão. Các hệ thống khí quyển chi phối như gió mùa Tây Nam, áp cao cận nhiệt đới còn biến động và chưa ổn định. Vì vậy, quỹ đạo và cường độ phát triển của hệ thống này còn tiềm ẩn nhiều biến động.

Một kịch bản bất lợi có thể xảy ra là khi vào Biển Đông, bão có thể di chuyển theo hướng Tây Tây bắc, hướng về Bắc vịnh Bắc Bộ trong những ngày tới với xác suất khoảng 50-60%. Với kịch bản di chuyển Tây Tây bắc hướng về khu vực đất liền nước ta, cơ quan khí tượng cảnh báo, nguy cơ xuất hiện một đợt mưa lớn diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An trong khoảng thời gian từ ngày 20/7-25/7/2025. Diễn biến mưa còn rất phức tạp, tùy thuộc vào hướng di chuyển và tác động của ATNĐ/Bão.

Ông Khiêm cho biết thêm, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ Quốc gia đang theo dõi chặt chẽ và sẽ cập nhật kịp thời trong các bản tin tiếp theo để phục vụ công tác chỉ đạo và ứng phó của các cấp, các ngành. Ngoài ra, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cũng khuyến cáo, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với hoàn lưu ATNĐ/bão (có khả năng di chuyển vào Biển Đông), trên khu vực Biển Đông (bao gồm các đặc khu Hoàng Sa, Trường Sa) từ ngày 19-20/7 có gió mạnh, sóng cao, biển động mạnh.

Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia khuyến cáo các cơ quan chức năng, người dân và lực lượng hoạt động trên biển cần thường xuyên theo dõi các bản tin cập nhật, chủ động các phương án phòng tránh và ứng phó kịp thời với mọi tình huống có thể xảy ra.

>>> Xem thêm video: Ngăn chặn vụ giả danh Công an lừa đảo hơn 3 tỷ đồng

Nguồn: ĐTHĐT.

Bão số 2 ra khỏi Biển Đông, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Hoàn lưu sau bão và các hình thế gây mưa còn tồn tại đang gây ra nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và sụt lún tại nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 22 giờ ngày 6/7, tâm bão số 2 ở khoảng 23,5 độ Vĩ Bắc; 120 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Tây đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 12 (118–133 km/giờ), giật cấp 15. Bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ 20–25 km/giờ và sẽ suy yếu dần, không còn khả năng quay trở lại Biển Đông.

Mặc dù bão đã ra khỏi khu vực ảnh hưởng trực tiếp, song vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông vẫn còn gió mạnh cấp 6–8 trong đêm 6/7, sóng biển cao từ 3–5m, biển động mạnh. Dự kiến từ ngày 7/7, gió mạnh sẽ tiếp tục giảm dần.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2, có ảnh hưởng tới Việt Nam?

Đêm qua, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, miền Trung và Nam Bộ có mưa rải rác.

Vào 4h sáng nay (5/7), tâm bão trên khu vực Bắc Biển Đông với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Dự báo bão sẽ di chuyển chậm theo hướng bắc, sau đó là bắc đông bắc, tiến về vùng biển các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang của Trung Quốc và tăng cấp lên bão cấp 10-11, giật cấp 13.

Như vậy, bão số 2 có xác suất rất thấp ảnh hưởng đến đất liền nước ta, riêng các tàu thuyền hoạt động trên vùng biển phía đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông có khả năng hứng chịu mưa bão và gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Sóng biển cao 3-5m.

Đà Nẵng xây dựng bãi đáp trực thăng ở các xã miền núi

Nhằm phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng đã xây dựng bãi đáp trực thăng ở các xã vùng núi.

Ngày 4/7, Thượng tá Trần Hữu Ích, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng xác nhận, đơn vị đang triển khai xây dựng dự án bãi đáp trực thăng ở xã Trà Tập với kinh phí 7 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng chống thiên tai.

Được biết, ở khu vực huyện Nam Trà My cũ (nay là các xã Trà Tập, Trà Leng, Trà Linh, Trà Vân, Nam Trà My) là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, dễ bị chia cắt, công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.