Ngân hàng lớn đóng cửa nhiều điểm giao dịch, chiến lược gì phía sau?

Không phải SCB, một ngân hàng thương mại cổ phần khác gần đây cũng đang đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 4/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có 535 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.

Đây là một con số không nhỏ đối với một ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025 đến nay, Sacombank đã chấm dứt hoạt động của hàng loạt phòng giao dịch.

Mới đây nhất, ngày 30/6, Sacombank cùng lúc đóng cửa 5 phòng giao dịch tại TPHCM, gồm: Phòng giao dịch Hòa Thạnh (thuộc Chi nhánh Bình Tân); Phòng giao dịch Hoàng Hoa Thám (thuộc Chi nhánh Bình Thạnh); Phòng giao dịch Thông Tây Hội (thuộc Chi nhánh Gò Vấp); Phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ (thuộc Chi nhánh Quận 4) và Phòng giao dịch Hòa Hưng (thuộc Chi nhánh Nguyễn Văn Trỗi).

Sacombank cũng thông báo chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch Long Thành (thuộc Chi nhánh Đồng Nai) và Phòng giao dịch Trảng Bàng (Chi nhánh Tây Ninh) kể từ ngày 16/6.

Trước đó, Sacombank đã dừng hoạt động Phòng giao dịch Bách Khoa (thuộc Chi nhánh Hà Nội) và Phòng giao dịch Thụy Khuê (Chi nhánh Đông Đô, TP Hà Nội) kể từ ngày 14/4.

nh-sacom-1.jpg
Sacombank mạnh tay đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch. Ảnh: Sacombank

Ngân hàng do ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT cũng chấm dứt hoạt động Phòng giao dịch Thốt Nốt (Chi nhánh Cần Thơ) và Phòng giao dịch Hồng Ngự (Chi nhánh Đồng Tháp) kể từ ngày 15/4.

Không chỉ đóng cửa hàng loạt điểm giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2025, Sacombank còn sắp xếp lại hệ thống các phòng giao dịch bằng việc thay đổi tên gọi, địa điểm của hàng chục phòng giao dịch để phù hợp với yêu cầu quản lý mới.

Ngoài Sacombank, một “ông lớn” thuộc nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là VietinBank cũng thông báo chấm dứt hoạt động của 7 phòng giao dịch trong tháng 5 và tháng 6, nâng tổng số phòng giao dịch VietinBank đã đóng cửa lên con số 32.

VietinBank cho biết, việc tiếp tục số hóa sâu rộng sản phẩm, dịch vụ, tái thiết kế các quy trình kinh doanh, cắt giảm mạng lưới giao dịch truyền thống, tập trung khai thác sức mạnh của dữ liệu... là những hoạt động trọng tâm nhằm tăng tốc chuyển đổi số toàn diện.

Với trường hợp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng đã buộc phải đóng cửa hàng trăm điểm giao dịch trong hai năm trở lại đây nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí.

Tính đến ngày 15/7, SCB chỉ còn duy trì 54 phòng giao dịch tại 20 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Con số này tương đương khoảng 25% so với 207 phòng giao dịch từng hoạt động trước khi SCB đóng cửa 153 phòng giao dịch chỉ trong hai năm.

sacom-2.png

Việc SCB đồng loạt đóng cửa phòng giao dịch diễn ra sau khi đại án Trương Mỹ Lan - cổ đông chi phối của ngân hàng - bị phanh phui. Việc cắt giảm diễn ra ồ ạt từ tháng 6/2023 và đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chỉ riêng trong năm 2024, ngân hàng đã chấm dứt hoạt động tới 95 điểm giao dịch.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, có 14 phòng giao dịch SCB dừng hoạt động. Lần gần nhất là ngày 13/6, SCB thông báo đóng cửa 3 phòng giao dịch tại TPHCM.

TPHCM: Vì sao Công ích Quận 4 thường xuyên trúng thầu trên địa bàn quận 4?

Liên tục trúng hàng chục gói thầu tại địa bàn, Công ích Quận 4 đang chứng minh năng lực vượt trội khi tham gia các gói thầu do Ban QLDA KVquận 4 làm chủ đầu tư.

Hai nhà thầu “so găng”, Công ích Quận 4 trúng thầu

Cụ thể, ngày 31/3/2025, ông Lê Văn Chiến – Chủ tịch UBND quận 4 (cũ) ký Quyết định số 359/QĐ-UBND-TH phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên năm 2025 trên địa bàn quận 4, với tổng mức đầu tư 10,410 tỷ đồng. Dự án nhằm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, góp phần đảm bảo điều kiện khai thác, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường.

Sawaco gọi tên Hồng Đăng ở các gói thầu thi công cấp nước

Công ty Hồng Đăng liên tục ghi dấu với hàng loạt gói thầu cấp nước tại Sawaco, mới nhất là gói thầu ở Đa Phước, Bình Chánh (cũ), với giá trúng thầu hơn 4,3 tỷ.

Vượt 2 đối thủ, trúng thầu

Theo đó, ngày 19/12/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – TNHH MTV (Sawaco) ban hành Quyết định số 2830/QĐ-TCT-KHĐT, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dự án “Di dời, tái bố trí và phát triển mạng lưới cấp nước đồng bộ với dự án nâng cấp, mở rộng đường Liên ấp 4-5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh” cùng Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tổng mức đầu tư dự án là 4,965 tỷ đồng.

Đồng Nai: Biết gì về nhà thầu vừa trúng gói cây xanh?

Gói thầu cây xanh dự án kè sông Đồng Nai ghi nhận sự tham gia của 4 nhà thầu. Trong đó, Công ty Tân Hoàng trúng thầu, với giá thấp hơn dự toán 1,140 tỷ đồng.

Vượt 3 đối thủ, trúng thầu

Ngày 30/7/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đồng Nai (đoạn từ cầu Rạch Cát đến cầu Ghềnh, phía cù lao Phố), TP Biên Hòa. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 350,788 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 235,55 tỷ đồng, phần còn lại được bố trí từ ngân sách tỉnh.