
Năm 2004, một ngôi mộ bất thường đã được phát hiện trong quá trình xây dựng tại khu vực được gọi là nghĩa trang phía đông của thành phố La Mã cổ đại Ovilava – ngày nay là Wels ở Áo. Ảnh: @Đại học Vienna.

Ngôi mộ chứa hài cốt của hai người đang ôm nhau và ít nhất một con ngựa. Do những đặc điểm bất thường này, ban đầu người ta cho rằng đây là một ngôi mộ đôi thời Trung cổ. Ảnh: @Đại học Vienna.

Sau hơn 20 năm, giờ đây, trong một cuộc điều tra toàn diện mới, Nhà nhân chủng học Sylvia Kirchengast và nhà khảo cổ học Dominik Hagmann đến từ trường Đại học Vienna sử dụng các phương pháp khảo cổ sinh học và khảo cổ di truyền mới nhất, đã tiết lộ những phát hiện đáng ngạc nhiên. Ảnh: @Đại học Vienna.

Phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ cuối cùng đã cho phép phân loại niên đại chính xác hơn cho cả bộ xương người và bộ xương ngựa, cho thấy ngôi mộ này có niên đại sớm hơn 500 năm so với ước tính trước đây. Nó có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 Sau Công nguyên, và do đó có thể được xác định là thuộc thời La Mã cổ đại ở Áo. Ảnh: @Đại học Vienna.

Các phân tích DNA cổ đại xác định rõ ràng một người mẹ ruột (khoảng 40 đến 60 tuổi) và con gái ruột của bà (khoảng 20 đến 25 tuổi), được chôn cất cùng thời điểm. “Điều này khiến kết quả của chúng tôi đặc biệt thú vị”, Dominik Hagmann, tác giả chính của nghiên cứu này giải thích thêm. Ảnh: @Đại học Vienna.

Các cuộc kiểm tra khảo cổ học về con ngựa chôn cất cùng mẹ con này đã mở rộng hiểu biết của các chuyên gia về bối cảnh tập tục chôn cất có từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3 Sau Công nguyên. Ảnh: @Đại học Vienna.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: “Mở” xác ướp 3.000 năm của Pharaoh Ai Cập: Dung mạo thật "gây sốc" và những bí mật động trời. Nguồn video: @VGT TV - Đời Sống.