Mỹ cho nghỉ hưu “sát thủ diệt tăng” TOW

(Kiến Thức) - Sau 43 năm phục vụ, tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW (Mỹ) sẽ chính thức nghỉ hưu trong năm nay.

Theo trang mạng Strategypage, Mỹ sẽ chính thức cho nghỉ hưu toàn bộ hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển BGM-71 TOW trong năm nay. TOW được sử dụng từ những năm 1970 trong lực lượng Quân đội Mỹ và có mặt hầu hết trong các cuộc chiến mà nước này từng tham gia đến nay trong đó có cả chiến tranh Việt Nam.
TOW bắt đầu được thay thế bằng một dòng tên lửa chống tăng khác hiện đại hơn là AGM-114 Hellfire vào những 1980. Nhưng TOW vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay khi nó thường được lắp đặt cơ động trên các xe bọc thép của Quân đội Mỹ phổ biến là Humvee và M113.
Tên lửa TOW được phóng đi từ bệ phóng đặt trên xe Jeep.
 Tên lửa TOW được phóng đi từ bệ phóng đặt trên xe Jeep.
Một trong những lợi thế của các dòng tên lửa chống tăng như AGM-114 Hellfire là chúng được thiết kế để sử dụng trên không và được dẫn đường bằng lade (hoặc radar sóng mm trên các biến thể mới hơn) khiến chúng có thể dễ dàng sử dụng hơn trên trực thăng chiến đấu AH-64 Apache, AH-1 Cobra. Đó chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc thay thế TOW bằng các dòng tên lửa này.
Thiếu sót lớn của TOW là nó sử dụng một sợi dây mỏng để truyền lệnh dẫn đường từ bệ phóng tới mục tiêu. Điều này làm giới hạn phạm vi tấn công của của nó chỉ khoảng 3.700m. Trong khi Các dòng tên lửa dẫn đường lade/radar như Hellfire có tầm bắn gấp đôi TOW. Điều này khá quan trọng đối với một tên lửa không đối đất, tuy nhiên ngoài các điểm yếu nói trên thì TOW vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình trên mặt đất. Có thể nói, TOW là một dòng tên lửa chống tăng tốt nhưng nó lại không phát triển đủ nhanh để có thể cạnh tranh với các dòng tên lửa chống tăng sau này.
Thực tế, hãng Raytheon đã từng phát triển biến thể TOW không dây để trang bị trên trực thăng chiến đấu AH-1 Cobra và đã được A Rập Saudi nhập khẩu hơn 1.000 quả. Đó là chưa kể còn khá nhiều biến thể không dây khác của TOW đã được chế tạo trong suốt hơn 30 năm phát triển. Tuy nhiên, vấn đề là Quân đội Mỹ không sử dụng bất kỳ biến thể không dây nào.
Bệ phóng và tổ hợp ngắm mục tiêu của tên lửa TOW có kích cỡ lớn.
Bệ phóng và tổ hợp ngắm mục tiêu của tên lửa TOW có kích cỡ lớn.
Quân đội Israel đã nghiên cứu và phát triển thành công TOW dẫn đường không dây dành cho riêng mình (được định danh là MAPATS hoặc "lade TOW") trong những năm 1980. Đạn tên lửa TOW Israel sử dụng thiết bị dẫn đường bằng laser và giới hạn phạm vi tấn công trong 4.000m. Biến thể MAPATS được phát triển từ những năm 1990 với trọng lượng khoảng 29,6 kg nặng hơn so với biến thể dẫn đường không dây mới nhất của chỉ có trọng lượng là 22,7 kg nhưng tầm bắn thì tương đương.
Tên lửa chống tăng TOW được đưa vào phục vụ từ nhưng năm 1970 tại chiến trường Việt Nam và hơn 500.000 quả đã được sản xuất. Biến thể TOW năm 1970 nặng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là BGM-71F TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.
Lần cuối cùng TOW được tham chiến là vào năm 2003 trong chiến tranh xâm lược Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).

Nhà sản xuất súng AK chế tạo súng máy 6 nòng

(Kiến Thức) - Súng máy 6 nòng do hãng Kalashnikov chế tạo có uy lực và sức công phá khủng khiếp tới mức cắt rời cả kim loại.

Điểm mặt “sát thủ diệt tăng có mắt” mạnh nhất ĐNA

Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển cá nhân 9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4) trang bị chủ yếu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những năm 1980, Việt Nam đã nhận 1.500 quả đạn tên lửa cùng số lượng bệ phóng không xác định từ Liên Xô. Trong ảnh là hình hiếm hoi về tổ hợp 9K111 Fagot của Việt Nam xuất hiện trên truyền hình.
Tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển cá nhân 9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4) trang bị chủ yếu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những năm 1980, Việt Nam đã nhận 1.500 quả đạn tên lửa cùng số lượng bệ phóng không xác định từ Liên Xô. Trong ảnh là hình hiếm hoi về tổ hợp 9K111 Fagot của Việt Nam xuất hiện trên truyền hình.

Tổ hợp 9K111 Fagot gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M111 (tầm bắn hiệu quả 70-2.500m, lắp đầu đạn 2 đầu nổ) đặt trong ống phóng; giá phóng 9P135; thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần). Toàn bộ tổ hợp phóng có trọng lượng chỉ 22,5kg. Ảnh minh họa nước ngoài
Tổ hợp 9K111 Fagot gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M111 (tầm bắn hiệu quả 70-2.500m, lắp đầu đạn 2 đầu nổ) đặt trong ống phóng; giá phóng 9P135; thiết bị dẫn đường 9S451 và kính ngắm 9Sh119 (phóng đại gấp 10 lần và tầm nhìn 5 lần). Toàn bộ tổ hợp phóng có trọng lượng chỉ 22,5kg. Ảnh minh họa nước ngoài

9K111 Fagot sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS, sau khi phóng xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở đuôi tên lửa để lái quả đạn đến mục tiêu, việc truyền lệnh thông qua một sợi dây nối từ bệ phóng tới quả đạn. Ảnh minh họa nước ngoài
 9K111 Fagot sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS, sau khi phóng xạ thủ sẽ theo dõi vị trí tên lửa qua một đèn hồng ngoại ở đuôi tên lửa để lái quả đạn đến mục tiêu, việc truyền lệnh thông qua một sợi dây nối từ bệ phóng tới quả đạn. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng sử dụng tên lửa chống tăng của Nga là Malaysia. Nước này hiện có trong biên chế tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K115-2 Metis-M do Phòng thiết kế KBP (Nga) thiết kế từ những năm 1990. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng sử dụng tên lửa chống tăng của Nga là Malaysia. Nước này hiện có trong biên chế tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển 9K115-2 Metis-M do Phòng thiết kế KBP (Nga) thiết kế từ những năm 1990. Ảnh minh họa nước ngoài

Tổ hợp 9K115-2 Metis-M gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M131; bệ phóng 9P151 và kính ngắm nhiệt. Trong ảnh là tổ hợp 9K115-2 Metis-M của Quân đội Malaysia lắp trên xe ô tô đa dụng đang tấn công mục tiêu.
Tổ hợp 9K115-2 Metis-M gồm 3 thành phần chính: đạn tên lửa 9M131; bệ phóng 9P151 và kính ngắm nhiệt. Trong ảnh là tổ hợp 9K115-2 Metis-M của Quân đội Malaysia lắp trên xe ô tô đa dụng đang tấn công mục tiêu.

Đạn tên lửa chống tăng 9M131 lắp động cơ nhiên liệu rắn, tầm bắn hiệu quả 80-2.000m, lắp đầu đạn 2 đầu nổ chống giáp ERA hoặc đạn áp nhiệt chống bộ binh và công sự phòng ngự. Tương tự 9K111, Metis-M sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS và lệnh dẫn đường truyền qua dây, xạ thủ phải bám mục tiêu từ khi tên lửa rời bệ tới khi đạn chống mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài
Đạn tên lửa chống tăng 9M131 lắp động cơ nhiên liệu rắn, tầm bắn hiệu quả 80-2.000m, lắp đầu đạn 2 đầu nổ chống giáp ERA hoặc đạn áp nhiệt chống bộ binh và công sự phòng ngự. Tương tự 9K111, Metis-M sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS và lệnh dẫn đường truyền qua dây, xạ thủ phải bám mục tiêu từ khi tên lửa rời bệ tới khi đạn chống mục tiêu. Ảnh minh họa nước ngoài

Ngoài Metis-M, Quân đội Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX do Pháp sản xuất. Tên lửa có khả năng diệt xe tăng, xe bọc thép, công sự phòng ngự và thậm chí cả trực thăng. Ảnh minh họa nước ngoài
 Ngoài Metis-M, Quân đội Malaysia còn sử dụng tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX do Pháp sản xuất. Tên lửa có khả năng diệt xe tăng, xe bọc thép, công sự phòng ngự và thậm chí cả trực thăng. Ảnh minh họa nước ngoài

ERYX trang bị đạn tên lửa có tầm bắn hiệu quả 50-600m, lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chống giáp ERA, sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS (lệnh dẫn đường truyền qua dây). Ảnh minh họa nước ngoài
ERYX trang bị đạn tên lửa có tầm bắn hiệu quả 50-600m, lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chống giáp ERA, sử dụng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS (lệnh dẫn đường truyền qua dây). Ảnh minh họa nước ngoài

Quân đội Malaysia còn trang bị số lượng không nhỏ tổ hợp tên lửa chống tăng Baktar-Shikan do Pakistan sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa HJ-8 của Trung Quốc. Loại tên lửa này có đặc tính tương tự HJ-8 với tầm bắn từ 3.000-6.000m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS (lệnh dẫn đường truyền qua dây). Ảnh minh họa nước ngoài
Quân đội Malaysia còn trang bị số lượng không nhỏ tổ hợp tên lửa chống tăng Baktar-Shikan do Pakistan sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa HJ-8 của Trung Quốc. Loại tên lửa này có đặc tính tương tự HJ-8 với tầm bắn từ 3.000-6.000m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS (lệnh dẫn đường truyền qua dây). Ảnh minh họa nước ngoài

Các nước gồm Singapore, Thái Lan chọn lựa tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW của Mỹ. Việt Nam được cho là từng tịch thu một số tổ hợp BGM-71 TOW từ quân Mỹ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều khả năng chúng ta không sử dụng loại tên lửa này. Ảnh minh họa nước ngoài
Các nước gồm Singapore, Thái Lan chọn lựa tổ hợp tên lửa chống tăng BGM-71 TOW của Mỹ. Việt Nam được cho là từng tịch thu một số tổ hợp BGM-71 TOW từ quân Mỹ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhiều khả năng chúng ta không sử dụng loại tên lửa này. Ảnh minh họa nước ngoài

BGM-71 TOW có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3.750m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS với lệnh dẫn đường truyền qua dây. Trong ảnh là quả đạn BGM-71 rời bệ phóng. Ảnh minh họa nước ngoài
 BGM-71 TOW có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 3.750m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS với lệnh dẫn đường truyền qua dây. Trong ảnh là quả đạn BGM-71 rời bệ phóng. Ảnh minh họa nước ngoài

Quân đội Thái Lan có trong biên chế tổ hợp tên lửa chống tăng M47 Dragon (Mỹ sản xuất) có thể tiêu diệt mục tiêu xe tăng ở cự ly hiệu quả từ 75-1.000m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS. Ảnh minh họa nước ngoài
Quân đội Thái Lan có trong biên chế tổ hợp tên lửa chống tăng M47 Dragon (Mỹ sản xuất) có thể tiêu diệt mục tiêu xe tăng ở cự ly hiệu quả từ 75-1.000m, dùng hệ dẫn đường bán chủ động SACLOS. Ảnh minh họa nước ngoài