Một người bị mắc kẹt, chết trên cây do lũ

(Kiến Thức) - Một thi thể được phát hiện mắc ở trên cây trong tổng số 11 người được xác định là đã mất tích do lũ cuốn trôi tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp (Đắk Lắk).

Theo phản ánh của nhiều người dân địa phương, vào thời điểm trên, một nhóm 12 người ở xã Cư-Kbang, huyện Ea Súp đi làm rẫy tại khu vực giáp ranh xã Cư-Kbang và xã Ia-Lơi thì bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi. 
Lũ lụt càn quét tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) trong những ngày qua.
 Lũ lụt càn quét tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) trong những ngày qua.
Anh Đào Văn Thành đi cùng nhóm đã may mắn thoát chết, 11 người còn lại đều bị nước lũ cuốn trôi, được xác định là mất tích. Trong những nạn nhân mất tích, có 6 thành viên trong một gia đình, số còn lại là quan hệ vợ chồng, mẹ con.
Riêng một thi thể người được phát hiện mắc ở trên cây đang được các cơ quan chức năng tiếp cận, trục vớt.

Danh sách những người mất tích:

1. Đào Thị Mỹ
2. Đào Thị Phềnh
3. Đào Văn Lý
4. Lý Thị Phằng
5. Đào Thị Thúy
6. Đào Thị Thủy (cả 6 người cùng chung gia đình)

7. Dương Thị Hoa

8. Đào Văn Giang (con chị Hoa)

9. Đào Văn Dinh

10. Hồ Thị Mỵ (vợ anh Dinh)
11. Lý Thị Di (vợ anh Đào Văn Thanh -  người may mắn thoát chết)

Ôtô lao vào nhà dân, một người chết

Chiếc ôtô tông thẳng vào một căn nhà đầu hẻm 117 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) khiến một nạn nhân tử vong.

Chiếc ôtô tông thẳng vào một căn nhà đầu hẻm 117 Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) lúc cả nhà đang ăn cơm tối 18/9. Ông Trần Duy Quyên (58 tuổi) đang ngồi hóng mát gần đó bị trọng thương và đã chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu.
Hiện trường vụ tai nạn.
 Hiện trường vụ tai nạn.

Tin cuối cùng về cơn bão số 8

(Kiến Thức) - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới sau khi đi vào địa phận các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 8, trong 3 ngày qua (tính đến 1h ngày 19/9) ở tỉnh Hà Tĩnh, khu vực Trung Trung Bộ và các tỉnh bắc Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến từ 150 – 350mm, một số nơi có mưa lớn hơn như: Kỳ Lạc (Hà Tĩnh) 450mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 441mm; Lý Sơn (Quảng Ngãi) 392mm; EaHleo (Đắk Lắk) 367mm…

Ở vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có gió giật mạnh cấp 6, cấp 7. Ở đảo Bạch Long Vĩ gió mạnh 13m/s (cấp 6), giật 19m/s (cấp 8); đảo Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh 17m/s (cấp 7), giật 24m/s (cấp 9); đảo Cồn Cỏ gió mạnh 10m/s (cấp 5), giật 17m/s (cấp 7); đảo Lý Sơn gió mạnh 11m/s (cấp 6), giật 18m/s (cấp 8); đảo Phú Quý gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 19m/s (cấp 8)...

Dự báo đường đi và vị trí của bão số 8. Ảnh: nchmf.gov.vn
Dự báo đường đi và vị trí của bão số 8. Ảnh: nchmf.gov.vn

Sáng sớm nay (19/9), sau khi đi vào địa phận các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.

Hồi 4h, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 15km suy yếu và tan dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp ở Vịnh bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. 

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió Tây Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa rào và dông mạnh. Biển động.

Diễn biến mưa sau bão còn phức tạp nên các địa phương cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo thủy văn và thời tiết tiếp theo.

Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 8 này.