Một ngày trên Trái đất sắp có 25 giờ

Theo tính toán của các nhà khoa học, việc Mặt Trăng đang dần dịch ra xa Trái đất đã khiến một ngày trên hành tinh xanh trở nên dài hơn và dự kiến sẽ có giờ thứ 25 xuất hiện.

Trái đất sẽ có giờ thứ 25 do Mặt Trăng đang dần rời xa.
 Trái đất sẽ có giờ thứ 25 do Mặt Trăng đang dần rời xa.
Trong một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã chứng minh được việc Mặt Trăng có ảnh hưởng như thế nào tới ngày trên Trái đất.
Cụ thể, cách đây 1,4 tỷ năm, Mặt Trăng ở rất gần Trái đất và một ngày lúc đó chỉ kéo dài khoảng 18 giờ. Cho đến ngày nay, 1 ngày đã có 24 giờ và Mặt trăng vẫn đang dần dịch chuyển ra xa hành tinh xanh với vận tốc 3,82 cm/năm.
Theo tính toán của Giáo sư địa lý Stephen Meyers thuộc trường Đại học Wisconsin-Madison, nếu Mặt trăng cứ giữ vận tốc rời xa Trái đất như vậy, thì thời gian sẽ kéo dài thêm 2 mili giây/1 thế kỷ. Điều này đồng nghĩa với việc, trong khoảng 200 triệu năm nữa sẽ có giờ thứ 25 xuất hiện với điều kiện những mức thang tính giờ giống như hiện nay.
Bên cạnh đó, Giáo sư Meyers cũng khẳng định, nếu ở thời điểm đó, con người vẫn còn tồn tại thì họ chắc chắn sẽ phải chia lại múi giờ để cho phụ hợp với hoàn cảnh bên ngoài.

Cách quan sát những ngôi sao đầu tiên sau vụ nổ vũ trụ

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, các phi hành gia có cơ hội để quan sát trực tiếp ánh sáng từ một trong những ngôi sao đầu tiên được sinh ra sau vụ nổ vũ trụ lớn cách gần 14 tỷ năm trước.

Các mô hình hiện tại cho thấy thế hệ sao đầu tiên có niên đại từ 200 đến 400 triệu năm tuổi sau vụ nổ lớn. Những ngôi sao đầu tiên như vậy có quãng đời ngắn, nhanh tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân của chúng trước khi nổ tung và từ đó cung cấp nhiều hạt giống vũ trụ bao gồm các nguyên tố nặng.

Phát hiện ánh sáng từ các thiên hà đầu tiên nằm trong tầm với của James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2020, cho thấy kính này có thể phát hiện các ngôi sao riêng lẻ trên một khoảng không gian và thời gian rộng lớn nhất định ngay từ sâu thẳm.

Phát hiện "sốc" về vi khuẩn ngoại lai trên Mặt trăng Enceladus

(Kiến Thức) - Các vi sinh vật tạo ra mêtan có thể đã sống trên Mặt trăng Enceladus, một mặt trăng vệ tinh của Sao Thổ, được cho là đang tồn tại dưới một đại dương nước lỏng dưới lớp vỏ băng cứng, và những đám mây lạ trên khí quyển.

Phát hiện bất ngờ này trên Mặt trăng Enceladus gây xôn xao giới khoa học.
Loại vi khuẩn này được gọi là methanogenic, tồn tại mà không có oxy bằng cách kết hợp hydrogen và carbon dioxide - cả hai đều được quan sát trong bầu khí quyển của Enceladus - để tạo ra năng lượng mà nó cần, và vi khuẩn này có thể phát ra khí mê-tan như một chất thải.