![]() |
Nguồn ảnh: Phys. |
![]() |
Nguồn ảnh: Phys. |
![]() |
Sao Diêm Vương được đặt tên bởi cô bé Venetia Burney, 11 tuổi, người Anh. Cô bé là người đầu tiên gợi ý nên đặt tên hành tinh mới là Pluto - vị thần cai quản địa ngục (tức thần Hades của người Hy Lạp). Đề xuất của cô bé đã được các nhà khoa học hoàn toàn ủng hộ. |
![]() |
Bề mặt sao Diêm Vương là một trong những nơi lạnh nhất trong hệ Mặt trời, với nhiệt độ ở khoảng - 225 độ C. |
![]() |
Sao Diêm Vương được phát hiện lần đầu tiên và mang danh hiệu "hành tinh" vào năm 1930, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị tước đi tên gọi này và được nhắc với cái tên là "hành tinh lùn" kể từ sau cuộc họp của hơn 3000 nhà thiên văn và khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) tại Praha, CH Séc vào tháng 8/2006. |
![]() |
Tuy nhiên, tháng 10/2014, hành tinh lùn đã từng bị "hắt hủi" cho ra khỏi 9 hành tinh trong hệ mặt trời đã được cân nhắc trở lại là một hành tinh thực sự. |
![]() |
Tàu vũ trụ New Horizons (Chân Trời Mới) của Cơ quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) là tàu thăm dò đầu tiên nghiên cứu sao Diêm Vương. Tàu được đưa vào quỹ đạo năm 2006, và sẽ đến được thiên thể vào tháng 7/2015. |
![]() |
Khi sao Diêm Vương được phát hiện vào năm 1930, nó ban đầu được cho rằng lớn hơn sao Thủy và có thể vượt cả Trái đất. Giờ đây giới thiên văn biết được nó chỉ có bề ngang khoảng 2.352 km, nhỏ hơn trái đất đến 20%. |
![]() |
Trung bình sao Diêm Vương phải mất đến 248 năm để hoàn thành quỹ đạo dài 5,87 tỉ km xung quanh sao trung tâm. |
![]() |
Cứ sau vài năm di chuyển, quỹ đạo bất thường của sao Diêm Vương sẽ cắt sao Hải Vương. Điều đó khiến sao Diêm Vương ở gần Trái đất so với sao Hải Vương, hành tinh thứ 8 tính từ mặt trời. Nhưng 2 hành tinh này sẽ không bao giờ va vào nhau dù quỹ đạo hay trùng lặp. |
![]() |
Sao Diêm Vương có quỹ đạo e-líp dẹt bất thường, không giống như 8 hành tinh trong hệ Mặt trời. |
![]() |
Các nhà khoa học suy đoán bề mặt của sao Diêm Vương có thành phần gồm hơn 98% băng nitơ, với các dấu hiệu của methane và carbon monoxide qua các phân tích quang phổ. |
Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.
![]() |
Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.
![]() |
![]() |
Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.
Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.