Món "đại bổ" được coi là "sâm nước", giá trị dinh dưỡng cực cao

Chạch đen được coi là “vị thuốc” đại bổ trong các loài cá, hay còn gọi là “sâm nước”.

Ở nông thôn, mọi người có thể bắt chạch trên sông hoặc những ao hồ, ruộng lúa,… Con vật này có thân hình tròn, thân ngắn, dưới da có lớp vảy nhỏ, bên ngoài có chất nhờn, trơn đến mức khó có thể cầm nắm được.
Chạch đen được coi là “vị thuốc” đại bổ trong các loài cá, hay còn gọi là “sâm nước”. Chạch vừa có giá trị về dược liệu, vừa có mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Mon

Chạch giàu đạm nhưng có hàm lượng chất béo thấp, nên rất thích hợp cho những người muốn giảm cân. Bên cạnh đó, chạch có tác dụng dưỡng khí, phục hồi dương khí của cơ thể, rất tốt cho những người có sức khoẻ yếu, tỳ vị suy nhược, suy dinh dưỡng, đặc biệt là người già, trẻ em.

Mon

Chế biến món ăn từ chạch:

Bước 1: Cho chạch đã mua vào thau nước sạch, cho vài lát gừng vào, để khoảng 2 - 3 ngày, ngày thay nước 2 - 3 lần, cho chạch ra hết bùn.

Bước 2: Rửa sạch chạch, để ra ngoài cho ráo nước.

Bước 3: Đun nóng chảo, sau đó đổ chạch vào và đậy vung để chần qua. Khi nước sôi thì lấy chạch ra, rửa sạch nồi, đổ chạch vào thau nước, pha thêm một ít giấm để rửa sạch màng nhầy. Tiếp theo, lau khô chạch rồi đặt qua một bên.

Bước 4: Ớt rửa sạch, gừng rửa sạch và băm nhỏ, tỏi bóc vỏ băm nhỏ.

Bước 5: Đun nóng chảo, cho dầu vào. Cho gừng, tỏi vào phi thơm rồi thêm ớt, tiếp tục đảo trên chảo.

Bước 6: Khi mùi thơm tỏa ra, để riêng các gia vị này, thêm chút dầu, cho cá chạch vào, chiên từ từ trên lửa vừa và nhỏ cho đến khi tạo thành một lớp vỏ cứng, sau đó trộn đều với các gia vị trên. Sau đó, thêm rượu nấu ăn, nước tương nhạt, dầu hào, muối và đun nhỏ lửa trong khoảng một phút.

Mon

Như vậy là món ăn đã hoàn thành, có thể bắc ra khỏi bếp, trang trí và thưởng thức.

Món ăn may mắn dịp Tết của Việt Nam và các nước châu Á

(Kiến Thức) - Người dân ở Việt Nam và các nước châu Á thường chuẩn bị những bữa tiệc năm mới với những món ăn may mắn mang lại sự khởi đầu an khang, thịnh vượng cho gia chủ.

Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A

1. Việt Nam - bánh chưng/bánh tét: Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Món ăn là cách người Việt thể hiện lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa mà cũng tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Gói bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của con cái với cha mẹ, phong tục biếu cha mẹ bánh chưng dịp đầu năm từ đây mà có.

Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-2
Ở miền Trung và miền Nam người dân còn gói bánh tét - nguyên liệu tương tự bánh chưng nhưng được gói hình trụ tròn. Vào những ngày cận Tết, những người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét và hàn huyên ôn lại những kỉ niệm trong năm cũ.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-3
2. Lào - Món Lạp: Tết ở đất nước Triệu Voi Lào còn được gọi là Songkran, được tổ chức từ ngày 14 – 16/4 hàng năm. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới của người Lào không thể thiếu món ăn may mắn có cái tên khá lạ, món lạp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò tươi, ăn kèm cơm nếp.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-4
Người dân Lào dùng món ăn này với ý nghĩa cầu tài lộc dồi dào trong năm mới. Bên cạnh đó, họ còn biếu tặng món lạp cho những người thân thiết với ý nghĩa cầu tài, lộc đến cho người nhận.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-5
3. Campuchia - Cà ri: Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là cà ri. Theo phong tục, vào dịp Tết cổ truyền, mỗi gia đình Campuchia sẽ có ít nhất một người mang thức ăn lên chùa nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức cà ri cay nồng đặc trưng.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-6
4. Singapore và Malaysia - Gỏi cá thịnh vượng (Yu Sheng): Trong bữa ăn đầu năm của Singapore và Malaysia đều có chung một món ăn truyền thống là Yu Sheng. Gỏi cá thường được dùng làm món khai vị để mang đến sự may mắn, giàu sang cho gia chủ.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-7
Món Yu Sheng làm từ cá hồi tươi kết hợp với các loại trái cây, rau củ như bưởi, đu đủ, củ cải, cà rốt thái sợi, rau sống, đậu phộng, vừng (mè)... Để thưởng thức món ăn này đúng nghĩa, người ăn sẽ xới món ăn lên càng cao càng tốt và trộn đều với nước sốt từ quả mận và thưởng thức.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-8
5. Trung Quốc - Sủi cảo và cá: Theo phong tục của người Trung Quốc, bữa ăn đầu năm nên có nhiều món ăn may mắn, quan trọng nhất là sủi cảo và cá. Hai món ăn này được xem như "lá bùa" mang đến sự may mắn và thịnh vượng. Trong đó, từ "cá" phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ "dư" trong "dư thừa".
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-9
Trong khi món bánh sủi cảo có hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm. Theo truyền thống, vào đêm giao thừa, người dân thường quây quần gói sủi cảo và thưởng thức trong bầu không khí đầm ấm của ngày Tết.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-10
6. Hàn Quốc - Canh bánh gạo: Một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của xứ kim chi chính là canh bánh gạo (Tteokguk). Món ăn được chế biến với thành phần bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức canh để cầu mong có sức khỏe dồi dào và may mắn trong năm mới.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-11
7. Nhật Bản – Osechi: Người dân Nhật Bản ăn mừng năm mới vào Tết dương lịch. Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày... được chế biến kỹ lưỡng, mỗi món lại có một ý nghĩa may mắn riêng.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-12
8. Ấn Độ - trái cây có vị đắng: Người Ấn Độ không ăn những món ngọt dịp đầu năm mà thay bằng các loại trái cây có vị đắng, họ quan niệm vị đắng mới đem lại may mắn đầu năm. Điều đặc biệt là gia vị đặc trưng của món ăn ngày Tết được nêm nếm gấp đôi ngày thường, vị cay sẽ thật cay còn bánh kẹo sẽ thật ngọt.
Mon an may man dip Tet cua Viet Nam va cac nuoc chau A-Hinh-13
9. Mông Cổ: Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng như tết âm lịch tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa. Ngày tết, họ thường ăn những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng nhằm cầu một năm sung túc, an lành. Ảnh: Internet. 

Món ăn kinh dị nhìn sợ một, biết nguồn gốc mới sợ mười

(Kiến Thức) - Những món ăn kinh dị từ hình dáng và ẩn chứa những cái bẫy bí mật bên trong, đôi khi bạn chỉ thực sự ân hận khi biết nguồn gốc, cách nấu chúng.

Mon an kinh di nhin so mot, biet nguon goc moi so muoi
Món ăn kinh dị từ trứng kiến khổng lồ và quả mâm xôi ở Luang Prabang. Khi cắn vào chúng sẽ vỡ ra chất lỏng màu kem. Một trải nghiệm đặc biệt cho những người không yếu tim.

Mon an kinh di nhin so mot, biet nguon goc moi so muoi-Hinh-2
Mắt cá ngừ ở Nhật Bản,  món ăn đáng sợ này không dành cho những người yếu tim, nhưng một khi đã thưởng thức, hương vị rất tuyệt vời.
Mon an kinh di nhin so mot, biet nguon goc moi so muoi-Hinh-3
Khi chiếc đầu bò được mở ra, có thể thấy hộp sọ với lớp thịt mềm đang bong ra. Một cảnh tượng khá kinh dị nhưng hương vị rất tuyệt vời.


Mon an kinh di nhin so mot, biet nguon goc moi so muoi-Hinh-4
 Món tráng miệng từ ức gà, Thổ Nhĩ Kỳ. Một loại bánh pudding cứng, màu trắng đục được làm từ sữa, ức gà xé nhỏ và gạo.