
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Trong một nhóm kín, người phụ nữ tên T. trải lòng: “Tôi đã kết hôn được 15 năm. Tình cảm vợ chồng trước giờ rất tốt đẹp. Nhưng dạo gần đây tôi có nhiều nỗi bất an. Năm nay tôi chưa đến 40 tuổi nhưng chuyện vợ chồng ân ái không còn nhiệt thành được như trước. Trong khi đó, chồng tôi vẫn khỏe mạnh bình thường. Tôi cũng tâm sự với bạn bè để xin lời khuyên, học các mẹo hâm nóng tình cảm vợ chồng, bí quyết gìn giữ hạnh phúc… Thời gian này tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bế tắc vì vợ chồng tôi như 2 thái cực. Tôi nghĩ đến tuổi trung niên chuyện ân ái sẽ giảm dần nhưng với chồng tôi thì ngược lại. Cứ như thế này mãi cũng không ổn mà tôi không biết phân tích thế nào cho chồng hiểu về vấn đề sức khỏe của cả 2 và tinh thần, tâm lý của tôi nữa”.
Đây là câu chuyện có lẽ từng có nhiều cô vợ gặp phải. Họ cũng muốn giữ hạnh phúc gia đình, làm chồng vui nhưng đôi khi “lực bất tòng tâm”.
Thế nhưng, sai lầm của các bà vợ là tìm mọi cách chiều chồng mà không tìm ra 1 con số tần suất “yêu” hợp lý phù hợp với cả 2.
Trong thời gian nghiên cứu kéo dài ba tháng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra tâm lý hàng ngày trên các đối tượng thử nghiệm và hỏi về những thay đổi tâm lý của họ rồi rút ra quy tắc: Khi số lần thân mật tăng gấp đôi, tâm trạng của cặp đôi trở nên tồi tệ hơn.
Bằng cách chấm điểm tâm lý, người ta thấy rằng các đối tượng trong nhóm thử nghiệm có tâm trạng, khoái cảm và ham muốn thấp hơn so với nhóm đối chứng, đồng thời tâm trạng sống của họ cũng trở nên thấp hơn. Tức là tần suất thân mật tăng lên thì ngược lại, tâm trạng của họ sẽ sa sút.
Về kết quả nghiên cứu này, giáo sư Loewenstein đưa ra quan điểm của mình, ông cho rằng nguyên nhân chính là do mối quan hệ giữa tần suất thân mật và hạnh phúc không phải là tuyến tính (nối tiếp nhau theo đường thẳng) mà thể hiện một mối quan hệ tương tự như một parabol (đường cong). Có nghĩa, chắc chắn khi giá trị cao, hạnh phúc sẽ đạt đến điểm cao nhất.
Tuy nhiên, không có giá trị xác định cho tần số tối ưu giữa những người đàn ông và phụ nữ khác nhau. Vì vậy đối với các nhóm khác nhau, việc tìm ra tần số tối ưu là một quá trình tìm hiểu lâu dài.
Thế nên, đừng nghĩ “yêu” nhiều thì hôn nhân sẽ hạnh phúc, mối quan hệ vợ chồng sẽ ngày càng khăng khít. Nếu chồng bạn có những hiện tượng khác thường hoặc cả 2 có sự chênh lệch về nhu cầu, hãy xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia tâm lý, sức khỏe để tìm ra tần suất hợp lý.
Vợ chồng tôi kết hôn đến nay tròn 10 năm, có với nhau 1 gái 1 trai, con gái lớn năm nay lên 7 tuổi. Cháu rất ngoan và đã biết giúp đỡ mẹ. Mấy năm trước chồng tôi khá chịu khó, đi làm tăng ca liên tục để kiếm thêm tiền cho vợ nuôi con, nhưng 2 năm trở lại đây, anh bỗng có phần lười biếng hơn. Anh không làm thêm, không tăng ca nữa, cứ tan làm là về nhà nằm dài trên ghế hoặc đi chơi với bạn bè tới tận khuya mới về. Không giúp đỡ gì tôi việc nhà hay chăm sóc con cái. Tôi đi làm về thì quay cuồng, đến tận 10 giờ tối mới tắm giặt được. Nhiều hôm mệt mỏi không thể tả.
Hai hôm trước, chồng tôi lại đi chơi tận 11 giờ đêm mới về. Lúc tôi ra mở cửa cho anh thì con gái cũng dậy đi tìm nước uống. Vừa thấy mặt bố, con đã thốt lên một câu: "Bố lại đi chơi giờ mới về ạ?". Sau đấy con quay sang tôi rồi cảm thán: "Mẹ ơi, lớn lên con không lấy chồng đâu, con sợ chồng con giống bố thì rồi con lại khổ giống mẹ".
Nghe câu nói của con mà tôi ứa nước mắt, vừa thương con, vừa thương mình, vừa trách giận chồng để cho con cái có những suy nghĩ tiêu cực như thế. Chồng tôi cũng trơ mắt nhìn con, anh có vẻ cũng bị giật mình. Anh đi đến và nói với con: "Nay bố bận công việc nên mới về muộn, con đi ngủ sớm đi". Sau đó anh vào thẳng phòng ngủ.
Sáng hôm sau, đưa các con đi học hết rồi, chồng về nhà bảo tôi khoan đã đi làm, anh muốn nói chuyện với tôi. Anh trách tôi kể xấu anh cho các con nghe nên các con mới có ấn tượng xấu về bố. Tôi trả lời rằng tôi không hề nói với các con một câu nào về bố, nếu tụi nhỏ nghĩ xấu về anh thì đó là do các con tận mắt chứng kiến.
Anh nói mọi hôm các con đi ngủ sớm, sao đêm qua con gái lại dậy lúc đó? Anh không tin có sự trùng hợp, anh một mực cho rằng tôi nói xấu anh, xúi bẩy các con xa cách bố. Anh nói tôi xối xả khiến tôi không còn muốn thanh minh giải thích gì nữa. Tôi đứng dậy đi làm, chỉ để lại một câu rằng: "Anh muốn các con nghĩ tốt về mình thì phải thay đổi".
Tuổi thơ của các con ngắn lắm, những gì chúng nhìn thấy hiện tại sẽ ảnh hưởng tới hướng phát triển trong tương lai của các con. Như con gái tôi, giờ mới 7 tuổi mà con đã sợ lấy chồng khổ, thế sau này con sẽ mang nặng tâm lý chồng là "cục nợ", là người làm khổ mình, vậy thì còn đâu là hạnh phúc nữa.
Tôi chỉ mong chồng có thể hiểu được người bố đóng vai trò quan trọng như thế nào trong sự hình thành tâm lý, tính cách của các con để mà thay đổi.