Mê mẩn ngắm loài sứa cực đẹp dưới lớp băng Nam Cực

Cơ thể trong suốt của những sinh vật biển kỳ dị giống như loài sứa được chiếu sáng với ánh sáng lấp lánh bên trong qua những cảnh quay mê hoặc được ghi lại bên dưới lớp băng ở Nam Cực.

Me man ngam loai sua cuc dep duoi lop bang Nam Cuc

Được chỉnh sửa thành "bố cục video ba lần", nhà làm phim và nhà khoa học Emiliano Cimoli đã thực hiện những cảnh quay cận cảnh về sứa và các sinh vật đại dương thân mềm khác ở Biển Ross, một vùng nước sâu ở Nam Đại Dương.

Chi tiết đặc biệt trong video giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra hàng chục loài động vật có thân trong suốt, trong đó có hai loài sứa vẫn chưa được khoa học biết đến. Loài sứa nhỏ này có các tuyến sinh dục màu cam bao phủ các manubrium - cấu trúc chứa dạ dày và miệng của nó.

Tuy nhiên, Cimoli không ở đó để nghiên cứu sứa, mà đúng hơn là thử nghiệm thiết bị cảm biến giám sát tảo băng dưới đáy biển trực tiếp.

Bên trong lều dã chiến của các nhà nghiên cứu, có một lỗ quan sát khá lớn khoét sâu vào băng biển. Các nhà khoa học đưa máy ảnh xuống dưới lớp băng - một số gắn trên bề mặt và một số gắn vào robot lặn - để tìm kiếm các sinh vật biển khó quan sát bằng mắt thường trong môi trường sống tự nhiên của nó.

Cimoli cho biết: “Tảo băng đóng một vai trò quan trọng trong mạng lưới thức ăn và hệ sinh thái biển. Chủ đề nghiên cứu của các chuyến thám hiểm là điều tra sự phong phú của chúng trong điều kiện ánh sáng thay đổi, chẳng hạn như những nguyên nhân gây ra bởi biến đổi khí hậu.”

Sửng sốt phát hiện sinh vật khổng lồ từng sống ở sa mạc Sahara

Tưởng chừng như đó là lời mở đầu cho một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng một nghiên cứu mới đã hé lộ về những loài sinh vật biển khổng lồ từng sống ở nơi ngày nay gọi là sa mạc Sahara.

Sung sot phat hien sinh vat khong lo tung song o sa mac Sahara

Phát hiện sinh vật biển kỳ bí có tinh hoàn khổng lồ gây sốc

(Kiến Thức) - Gần đây, trên bãi biển California, người dân địa phương đã phát hiện một sinh vật biển kỳ lạ, không mắt, không mồm nhưng có tinh hoàn lớn đột biến.

Đại dương mênh mông là một nơi đầy bí ẩn, rất nhiều sinh vật kỳ quái dựa vào sự che chở của đại dương để ẩn mình. Tuy nhiên, gần đây trên bãi biển California, một người dân địa phương đã phát hiện một sinh vật biển kỳ lạ, hoàn toàn không giống bất cứ loài động vật nào, khiến rất nhiều người sửng sốt. 
Phat hien sinh vat bien ky bi co tinh hoan khong lo gay soc
 Sinh vật biển kỳ lạ được tìm thấy ở bãi biển Malibu, California.
Mời quý độc giả xem Clip sinh vật “ngoài hành tinh” trôi dạt vào Australia:

Người đàn ông sốc khi biết cục đá nhặt được là sinh vật có thể chuyển giới

Sinh vật kỳ lạ đó là gì?

Một du khách đang dạo chơi trên bãi biển thì trông thấy ven mặt nước có nhiều cục đá với hình dạng kỳ quái. Những cục đá này có màu xám đất, bề mặt xù xì nhưng sờ vào rất mềm tay và dường như bên dưới còn có thứ gì đó. Anh ta đã dùng dao để cắt cục đá ra.

Nào ngờ nó có thể cắt ra dễ dàng. Cảnh tượng sau đó khiến người đàn ông vô cùng sốc bởi dường như cục đá có thể chuyển động. Anh ta quyết định cắt toàn bộ cục đá ra và phát hiện bên trong đó toàn là vật thể mềm màu đỏ. Cục đá này giống như một sinh vật sống có thịt và còn chảy ra rất nhiều thứ nước trong suốt.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi

Hóa ra "cục đá" này là một loại sinh vật biển có tên "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống". (Ảnh: Kknews)

Sau đó, người du khách đã cầm "cục đá" kỳ lạ này vào trong làng để hỏi thăm ngư dân thì họ lại đề nghị thu mua chúng với giá hời.

Hóa ra, nó thực sự là một loại sinh vật biển. Nó có tên là "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống".

Trong cuốn sách "Saggio Sulla Storia Naturale del Chili" được xuất bản vào năm 1782, Juan Ignacio Molina, một tu viện trưởng đã từng mô tả ngắn gọn về sự xuất hiện của loài sinh vật biển này cũng như việc người dân bản địa sử dụng chúng như một hình thức kiếm sống.

Theo các nhà sinh vật học, Pyura chilensis được xem như một sinh vật kỳ lạ bởi khi sinh ra nó là giống đực, nhưng lớn lên chuyển thành giống cái!

Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi-Hinh-2

Đá sống là một món đặc sản của ngư dân địa phương và có giá thành rất cao. (Ảnh: Kknews)

Pyura chilensis sinh sản bằng cách ném những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh.

Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng "đá sống" là đặc sản của người dân địa phương bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, "đá sống" rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao.