Mẹ kế không từ thủ đoạn giết vua, giúp con chồng đoạt ngôi

Nhờ vẻ đẹp trai hiếm có của mình, Công tử Bào đã khiến chính mẹ kế của mình là Vương Cơ đem lòng si mê.

Sử sách Trung Quốc giờ vẫn ghi lại một trường hợp chỉ nhờ vẻ đẹp trai hiếm có mà một công tử được lên ngôi vua.
Tống Văn Công tên thật là Tử Bào Cách hay Tử Bào, là vị vua thứ 24 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Bào Cách vốn là con trai thứ của Tống Thành Công, vị vua thứ 21 của nước Tống và là em của Tống Chiêu Công, vị vua thứ 23 của nước Tống.
Theo lẽ thông thường, chàng công tử này chưa đến lượt làm quốc vương nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra trong lịch sử khiến Công tử Bào lên ngôi báu của quốc vương nước Tống.
“Tả truyện” chép rằng, Công tử Bào là một đại mỹ nam diện mạo vô cùng xuất chúng (Ảnh minh họa)
“Tả truyện” chép rằng, Công tử Bào là một đại mỹ nam diện mạo vô cùng xuất chúng (Ảnh minh họa) 
Theo ghi chép lại trong sách “Tả truyện” và “Sử ký”, Công tử bào là một “mỹ nam” đẹp khuynh quốc khuynh thành. Chính nhờ vẻ đẹp trai hiếm có của mình, ông đã khiến chính mẹ kế của mình là Vương Cơ phu nhân của Tống Tương Công – em gái của Chu Tương Vương đem lòng si mê.
“Tả truyện” chép rằng, Công tử Bào là một đại mỹ nam diện mạo vô cùng xuất chúng, vì thế mà lọt vào mắt xanh của Vương Cơ. Là một góa phụ trung niên sống cô độc trong chốn thâm cung nhưng khó lòng chịu được sự cô tịch, bà ta rất muốn tư thông cùng chàng.
Tử Bào vốn kết giao với nhiều quý tộc và đại phu trong nước. Vương cơ dù không được Tử Bào đáp lại tình cảm nhưng vẫn hết lòng vì ông, sẵn sàng bỏ tiền giúp phát lương thực cho dân nghèo và giao hảo với các quan lại trong nước nhằm tăng thiện cảm với Tử Bào. Thậm chí, bà còn nghĩ ra trăm phương ngàn kế để lấy lòng công tử Bào, không ngần ngại thổ lộ sẽ cam tâm hiến dâng giang sơn nước Tống.
Năm Chiêu Công thứ chín, Tống Chiêu Công ra ngoài săn bắn theo sự xúi giục của Vương Cơ. Tận dụng cơ hội hiếm có, bà phái người ám sát Chiêu Công rồi lập Công tử Bào lên ngôi vị quốc vương. Sach “Tả truyện” ghi lại, Chiêu Công cũng dự được sự chẳng lành sẽ đến nhưng không thể làm cách nào khác nên đành xuôi theo số phận.
Chuyện một chàng công tử được lên ngôi vua của Tống Văn Công đã tạo nên một câu chuyện vang danh thiên cổ vì đẹp trai mà có cả giang sơn. Dù con đường lên ngai vàng không đường đường chính chính nhưng sử sách vẫn ghi nhận ông là một người lễ độ hơn nhiều so với sự vô đạo của Tống Chiêu Công. Năm 589 TCN, Tống Văn Công qua đời sau 22 năm ngồi trên ngôi báu.

Ảnh hiếm: Tội phạm phát xít Đức bị bắt giữ thế nào?

(Kiến Thức) - Một số chỉ huy các trại tập trung khét tiếng như Auschwitz, Burgen-Belsen của phát xít Đức cùng với những "nữ đồ tề" làm việc tại "chốn địa ngục trần gian" bị quân Đồng minh bắt giữ sau khi giải phóng những nơi này.

Herta Bothe (trái ảnh) là một trong những "nữ đồ tể" khét tiếng của phát xít Đức. Ả đã tra tấn, sát hại nhiều tù nhân khi làm việc trong trại tập trung khét tiếng của Hitler trong Thế chiến 2.
 Herta Bothe (trái ảnh) là một trong những "nữ đồ tể" khét tiếng của phát xít Đức. Ả đã tra tấn, sát hại nhiều tù nhân khi làm việc trong trại tập trung khét tiếng của Hitler trong Thế chiến 2.

Bí ẩn máy bay Mỹ mất tích liên hoàn ở tam giác quỷ Bermuda

(Kiến Thức) - Năm 1945, 5 máy bay huấn luyện cùng với 14 phi công của Hải quân Mỹ mất tích bí ẩn ở tam giác quỷ Bermuda. Giới chức trách nhanh chóng triển khai lực lượng tìm kiếm. Tuy nhiên, kỳ lạ hơn nữa là máy bay được cử đi tìm kiếm cũng mất tích.

Vào ngày 5/12/1945, một vụ mất tích bí ẩn của 5 máy bay huấn luyện Navy Avenger của Hải quân Mỹ, gọi là Chuyến bay 19, gây chấn động dư luận.
Vào ngày 5/12/1945, một vụ mất tích bí ẩn của 5 máy bay huấn luyện Navy Avenger của Hải quân Mỹ, gọi là Chuyến bay 19, gây chấn động dư luận.