Mẹ béo phì, con chết sớm?

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Scotland mới đây cho thấy, những trẻ sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ tử vong sớm hơn so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ có thể trọng bình thường.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí British Medical Journey (Anh) ngày 13/8/2013, các nhà khoa học đã theo dõi gần 38.000 người sinh ra ở Scotland từ năm 1950 trở đi, có độ tuổi từ 34-61 vào thời điểm năm 2011.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu căn cứ vào chỉ số khối cơ thể của các bà mẹ (BMI) - một phép đo lường lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và trọng lượng - và số trường hợp tử vong hoặc bệnh tim ở những người tham gia nghiên cứu, con của họ trong năm đó.
Kết quả cho thấy, có hơn 6.500 người tham gia nghiên cứu tử vong do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là bệnh tim mạch và ung thư.
Cụ thể, số người tham gia, con của các bà mẹ bị béo phì (có chỉ số BMI từ 30 trở lên) tử vong vào năm 2011 tăng 35%, và con của các bà mẹ thừa cân (có chỉ số BMI từ 25 đến 29) tăng 11% nguy cơ tử vong sớm hơn so với con của những bà mẹ có thể trọng bình thường.
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu đưa ra những số liệu trên sau khi đã loại trừ các yếu tố liên quan khác, như mức thu nhập, giới tính hoặc tuổi của người mẹ khi sinh.
Các cơ chế phía sau mối liên quan này chưa được hiểu tường tận. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện rằng, con của các bà mẹ béo phì cũng dễ bị béo phì về sau hơn so với con của các bà mẹ có thể trọng bình thường.
Shinga Feresu, giáo sư Trường Y tế công cộng, Đại học Indiana (Mỹ), cho biết, nguyên nhân có thể do các vấn đề sức khỏe của các bà mẹ béo phì, như tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao đã ảnh hưởng đến con của họ. Đồng thời, những trẻ thừa cân hoặc béo phì ở tuổi thiếu niên có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường típ 2, và do đó họ thường có nguy cơ cao mắc bệnh tim sớm.
Giáo sư Feresu khuyến cáo: “Những phụ nữ bị béo phì cần phải làm sao đề giảm trọng lượng của họ đến một mức độ lành mạnh trước khi mang thai, nhằm giúp con của họ khỏe mạnh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh và chết sớm".
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các vấn đề về sinh sản khác liên quan đến các thai phụ béo phì. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào tháng 6/2013 cho thấy, những thai phụ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng sinh non, và nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với mức độ béo phì của họ.

Những hệ lụy không ngờ của béo phì

(Kiến Thức) - Người thừa cân luôn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe. Không chỉ vậy họ luôn mặc cảm với vóc dáng của mình, nhiều người bị phân biệt đối xử và các vấn đề liên quan đến lòng tự trọng xã hội.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu. 
Một nghiên cứu mới đây cho biết, thừa cân là nguyên nhân tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh đau nửa đầu. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa bệnh đau nửa đầu với trọng lượng cơ thể. Ở Anh, cứ 7 người trưởng thành thì có một người mắc chứng đau nửa đầu và đã làm thiệt hại cho nền kinh tế nước này khoảng 2 tỷ bảng Anh mỗi năm.

Điểm mặt những thực phẩm chứa chất độc tự nhiên

(Kiến Thức) - Củ cải trắng, măng tươi, khoai tây...là những thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người nếu không bảo quản và chế biến đúng cách.

Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. 
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
 Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.