Mặt trời sẽ biến thành cầu pha lê "khủng" sau khi chết?

(Kiến Thức) - Khoảng 10 tỷ năm nữa trong tương lai, Mặt trời của chúng ta sẽ chết đi và biến thành một viên ngọc vũ trụ khổng lồ, một quả cầu pha lê tinh khiết, nghiên cứu mới cho hay.

Theo nghiên cứu, giống như phần lớn các ngôi sao trong thiên hà Milky Way, Mặt trời cuối cùng sẽ sụp đổ, chết đi và biến thành một dạng vật thể kỳ lạ dày hơn Trái đất khoảng 200.000 lần.

Nếu như ở nửa thế kỷ trước, các nhà lý thuyết dự đoán rằng sao lùn trắng như Mặt trời sẽ đông cứng thành tinh thể theo thời gian thì nghiên cứu mới đây lại đưa ra một nhận định khác, tác giả chính của nghiên cứu, ông Dock-Emmanuel Tremblay, nhà vật lý tại Đại học Warwick ở Anh cho biết.

Mat troi se bien thanh cau pha le
 Nguồn ảnh: Phys.

"Điều này có nghĩa là hàng tỷ sao lùn trắng trong thiên hà của chúng ta về cơ bản cũng sẽ là những quả cầu pha lê trên bầu trời trong tương lai", ông Shimblay nói thêm. "Mặt trời vì thế cũng sẽ trở thành một quả cầu pha lê tinh khiết trong khoảng 10 tỷ năm nữa".

Tremblay và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu được thu thập bởi tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Đối với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu đã xem xét khoảng 15.000 sao lùn trắng, tất cả đều nằm cách 330 năm ánh sáng so với Trái đất chúng ta, trong đó có cả Mặt trời.  

Trong tương lai khi các sao lùn trắng và Mặt trời sụp đổ, nó sẽ “bốc hỏa” ở 18 triệu độ F (10 triệu độ C), các nhà nghiên cứu cho biết.

Kết quả có thể là có một lõi bao gồm oxy kết tinh và có lớp phủ chứa đầy carbon.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Khám phá sửng sốt về việc siêu tân tinh phát nổ

(Kiến Thức) - Khi thăm dò tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, các chuyên gia nhận định, vụ nổ siêu tân tinh này từng tạo ra nhiều silica, một vật liệu dùng để làm kính, lý giải được sự hiện diện của silica trên Trái đất.

Theo đó, các nhà khoa học tại Đài Quan sát ALMA, Chi Lê đã dùng công cụ thăm dò hồng ngoại IRS trong tàn dư siêu tân tinh G54.1 + 0.3, phát hiện nhiều sự thật thú vị.

Cụ thể, trong tàn dư siêu tân tinh này chứa rất nhiều silica (silicon dioxide, SiO 2), mà nguyên tố silica này chứa nhiều trong cát và sỏi công nghiệp để làm bê tông vỉa hè, đường xá và các tòa nhà.

Điều đặc biệt từ diện mạo mới cụm sao hình cầu M22

(Kiến Thức) - Cụm sao hình cầu M22 bất ngờ lọt vào tầm ngắm của Kính Hubble, NASA cung cấp nhiều thông tin đặc biệt. Trung tâm cụm sao này lấp lánh như kim cương, quy tụ rất nhiều sao trẻ lùn trắng.

Cụm sao hình cầu M22 còn có tên khoa học là NGC 6656, là một trong những cụm sao cầu sáng nhất trên bầu trời bán cầu bắc, cách xa 10.000 năm ánh sáng.
Bạn có thể nhìn thấy cụm sao hình cầu này bằng mắt thường ở một số thời điểm lúc trời cực tối, cụm sao do nhà thiên văn nghiệp dư người Đức Abraham Ihle phát hiện vào năm 1665.