Mắc hội chứng Stevens - Johnson nguy kịch do uống thuốc nam

Uống thuốc nam trị gout, người đàn ông mắc hội chứng Stevens - Johnson. Đây là bệnh lý hiếm gặp đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Ngày 19/5, Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu và điều trị kịp thời cho một trường hợp mắc hội chứng Stevens - Johnson hiếm gặp, đe dọa tính mạng.

Bệnh nhân N.D.T. (nam, 53 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu trong tình trạng da xuất hiện ban đỏ toàn thân, bụng có nốt phỏng nước, loét miệng. Hạt tophy nhiều ở ngón tay và ngón chân hai bên. Phù hai mi mắt, không xuất huyết dưới da, Cạnh hậu môn sinh dục có vết loét kích thước 3x5cm.

loet-gut.jpg
Hình ảnh da xuất hiện ban đỏ toàn thân - Ảnh BVCC

Bệnh nhân có tiền sử: Gout, suy tuyến thượng thận, sởi vừa điều trị mới ra viện 2 ngày. Đái tháo đường typ 2 đang điều trị Metformin1000mg/ngày, Diamicron 30mg/ngày. Có dị ứng thuốc nhưng không rõ loại, đặc biệt người bệnh tự ý mua thuốc nam dạng bột không rõ thành phần trên mạng để dùng.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ xác định bệnh nhân có biểu hiện điển hình của Hội chứng Stevens–Johnson, phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng, có thể tiến triển thành hoại tử thượng bì nhiễm độc với tỷ lệ tử vong cao.

loet-gut-1.jpg
Bệnh nhân loét môi - Ảnh BVCC

Bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực. Tại đây, bệnh nhân được điều trị phối hợp nhiều chuyên khoa. Sau hơn 1 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân cải thiện rõ rệt, các tổn thương da bắt đầu hồi phục.

BS Vũ Đình Tưởng, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc – Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, đây hội chứng đặc trưng bởi các thương tổn đa dạng ở da và niêm mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do thuốc, một số do nhiễm khuẩn, bệnh ác tính hoặc tự phát.

Bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau khớp, nôn, ỉa chảy. Nặng có thể li bì, hôn mê.

Da xuất hiện các mụn, bọng nước, trợt da, xuất huyết ở mặt, tay, chân. Sau đó, xuất hiện các tổn thương ban đỏ toàn thân, kèm theo viêm ở một hoặc tất cả các hốc tự nhiên của cơ thể như miệng, mũi, kết mạc, niệu đạo, âm đạo, hậu môn.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: Viêm phế quản, khí phế thủng dưới da, suy hô hấp, rối loạn tiêu hóa, chứng lo âu, chứng nhạy cảm với ánh sáng, đỏ mắt hoặc khô mắt, giảm thị giác,…

Bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng, bệnh nhân mệt mỏi, đau đớn, loạn nhịp tim, viêm màng cơ tim, khó thở, hôn mê, nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.

loet-gut-2.jpg
Bs Vũ Đình Tưởng, khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy khám cho bệnh nhân - Ảnh BVCC

"Để hạn chế nguy cơ mắc Hội chứng Stevens-Johnson, người bệnh cần lưu ý phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống các thuốc không được kê đơn, không sử dụng các đơn thuốc của người khác, không tự ý bỏ liều, ngừng sử dụng thuốc.

Không sử dụng và mua các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc trên mạng.

Phải thông báo các dị ứng về thuốc, thức ăn của bản thân cho thầy thuốc biết.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt sốt cao, viêm miệng, phải tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời”, BS Tưởng khuyến cáo.

Tự uống thuốc ho và dạ dày người bệnh 30 tuổi bị sốc phản vệ

Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với thuốc, thực phẩm, nọc côn trùng hoặc các tác nhân khác. Tình trạng này tiến triển rất nhanh, dẫn đến suy hô hấp hoặc sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Ngày 12/5, Trung tâm Y tế huyện Lâm Thao (Phú Thọ) cho biết, Trung tâm vừa cấp cứu thành công cho người bệnh N.T.C, 30 tuổi, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với các triệu chứng sốc phản vệ như phù nề môi, lưỡi, tức ngực, khó thở sau khi tự ý mua thuốc khi bị ho, đau họng.

Theo lời kể của người bệnh, người bệnh xuất hiện triệu chứng ho, đau họng nên ra hiệu thuốc mua thuốc về uống, cùng ngày người bệnh thấy xuất hiện ợ chua, buồn nôn người bệnh tiếp tục tự ý đi mua thuốc về uống.

Người phụ nữ mặt biến dạng, toàn thân ban đỏ do dị ứng thuốc

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, cụ bà N.T.C (67 tuổi, sống tại Hà Nội) được gia đình đưa đi khám vì đau khớp gối. Uống cùng lúc 5 loại thuốc, toàn thân bệnh nhân nổi ban đỏ.

Toàn thân cụ bà nổi mẩn đỏ, khuôn mặt biến dạng

Theo HNM, sau khi thăm khám, nữ bệnh nhân được chẩn đoán mắc suy tĩnh mạch chi dưới và được kê đơn điều trị với 5 loại thuốc, gồm: Thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch, canxi, vitamin C, vitamin tổng hợp và thuốc giảm cholesterol. Ngoài ra, bệnh nhân không sử dụng thêm thuốc Nam hay thuốc Bắc trong suốt quá trình điều trị.

Bé 8 tháng tuổi bị tổn thương da nặng do dị ứng chậm

Hội chứng SJS là một tình trạng dị ứng chậm nghiêm trọng, thường liên quan đến phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc ...

Ngày 11/12, khoa Nội nhi Tổng hợp – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã chẩn đoán và điều trị kịp thời cho 01 trường hợp trẻ 8 tháng tuổi bị tổn thương làn da nặng do dị ứng chậm (Hội chứng Stevens-Johnson -SJS).

Bệnh nhi N.Đ.L (8 tháng tuổi, Nam Đàn, Nghệ An) vào viện trong tình trạng mệt mỏi, sốt, ban đỏ trên da, rải rác bọng nước toàn thân, một số đã vỡ, rỉ dịch, một số vùng da bong trợt từng mảng lớn để lại nền da màu đỏ, kết mạc mắt đỏ, chảy nhiều ghèn, loét miệng, viêm mũi xung huyết, trẻ đau, quấy khóc nhiều.