Lý Thường Kiệt đem đại quân, dẹp yên Chiêm Thành như thế nào?

Trong bối cảnh nước Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược từ phía bắc, thì quân Chiêm Thành lại đánh phá dữ dội phía nam.

Chiêm Thành là một đất nước của người Chăm nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam ngày nay, từng là một nước có nền văn minh phát triển cao. Dân nước này sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp và nghề biển. Họ là những nông dân, ngư dân, thương nhân và cướp biển. Quan hệ giữa hai nước Chiêm – Việt vốn từ lâu rất phức tạp. Chiêm Thành là một nước có truyền thống đối ngoại rất hiếu chiến, đối với lãnh thổ người Việt họ vẫn luôn nhòm ngó xâm lấn để cướp bóc và bành trướng. Nhưng kể từ thời vua Lê Hoàn trở đi, thế lực người Việt đã vươn lên mạnh mẽ lấn lướt người Chăm. Chiêm Thành khi thế yếu thì chấp nhận triều cống Đại Cồ Việt hay về sau là Đại Việt, nhưng hễ mạnh lên lại thường tấn công quấy nhiễu.

Ly Thuong Kiet dem dai quan, dep yen Chiem Thanh nhu the nao?

Người Việt cũng tỏ ra không hề khoan nhượng. Chỉ với thời gian tái lập quốc gia không lâu, từ thế kỷ thứ 10 đến nửa cuối thế kỷ 11, người Việt đã nhiều lần đánh bại và tiến vào kinh đô của người Chăm.

Các đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đều có chiến tranh với Chiêm Thành và thường là quân Việt giành phần thắng. Năm 1020, tướng Chiêm Thành là Bố Lệnh mang quân tấn công Đại Việt, vua Lý Thái Tổ sai thái tử Lý Phật Mã và tướng Đào Thạc Phụ đem quân chống lại. Quân Chiêm Thành bị đánh bại và chết đến quá nửa, tướng Bố Lệnh bị giết. Năm 1044, người Chăm bại trận trước cuộc tấn công của quân đội vua Lý Thái Tông. Vua Chiêm Thành là Jaya Sinhavarman II (Sạ Đẩu) tử trận cùng với 3 vạn quân, 5.000 người Chiêm Thành bị bắt, quân Việt thừa thế tiến vào Chiêm Thành.

Trước khi tiến vào Chiêm Thành, vua Lý Thái Tông hạ lệnh: "Kẻ nào giết bậy người Chiêm Thành thì sẽ giết không tha". Kinh đô mới của người Chiêm là Vjiaya (Phật Thệ) cũng bị chiếm đóng một thời gian cho đến khi quân Việt chủ động rút lui. Đến năm 1069, vua Lý Thánh Tông lại đánh chiếm được kinh đô Vjiaya, bắt sống vua Rudravarman III (Chế Củ) cùng toàn bộ hoàng gia và nhiều tù binh, buộc vị vua này phải cắt đất ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (thuộc Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để chuộc mạng. Ba châu này vốn là đất cũ của nước Văn Lang thưở xưa, đã trở thành lãnh thổ của Chiêm Thành trong thời Bắc thuộc.

Các cuộc chiến Việt – Chiêm được sử sách người Việt ghi chép đều nói nguyên nhân do phía Chiêm Thành khơi màu trước bằng những vụ cướp phá biên giới. Có thể hiểu điều này, vốn nước Chiêm Thành thường có tập quán cướp biển, bắt người để buôn bán nô lệ. Lại thêm nước Chiêm Thành đánh nhau với người Việt thường bị thua nên hễ thế nước mạnh lên là lập tức tổ chức đánh cướp người Việt hòng báo thù.

Kể từ lúc vua Rudravarman III cắt đất cho Đại Việt để chuộc thân, ông đã mất uy tín để lãnh đạo đất nước. Các sứ quân nổi lên cát cứ khắp nước Chiêm Thành. Vua Rudravarman III bị xua đuổi và phải lưu vong sang Đại Việt. Vào năm 1074, một hoàng thân xứ Panduranga nước Chiêm Thành tên là Thăn lên ngôi vua, lấy hiệu là Harivarman IV, chấm dứt thời kỳ loạn lạc. Harivarman IV là người có xuất thân đặc biệt, với cha là người của dòng tộc Cau, mẹ lại là người dòng tộc Dừa. Đây là hai dòng quý tộc lớn nhất của nước Chiêm Thành vẫn thường hay cạnh tranh với nhau.

Vì có xuất thân như vậy, cùng với tài năng của mình mà Harivarman IV đã thu phục được các quý tộc, đoàn kết dân chúng Chiêm Thành. Chỉ trong một thời gian ngắn (1074 – 1075), nước Chiêm Thành đã khôi phục lại sức mạnh của mình. Kinh đô Vjiaya và các đền đài bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh được sửa sang lại, nền kinh tế Chiêm Thành được khôi phục dưới sự cai trị của vị vua mới. Vua Harivarman IV đã chủ động kết thân với nước Tống, ông gởi cống phẩm, xin mở rộng buôn bán với Tống và được nước Tống chào đón nhiệt tình. Người Chiêm Thành nhờ đó mà có được nguồn nhập khẩu lương thực mới và nguồn ngựa chiến.

Vua Harivarman IV nuôi chí báo thù Đại Việt. Có được đồng minh và đối tác thương mại mới, trong năm 1075 Chiêm Thành lập tức cắt đứt quan hệ với Đại Việt, ngưng triều cống, tung quân đánh phá ba châu Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý mà vua Rudravarman III đã chính thức cắt nhượng cho Đại Việt năm 1069. Trong bối cảnh nước Tống đang ráo riết chuẩn bị xâm lược từ phía bắc, thì quân Chiêm Thành lại đánh phá dữ dội phía nam. Nước Đại Việt lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch.

 Ly Thuong Kiet dem dai quan, dep yen Chiem Thanh nhu the nao?-Hinh-2

Mùa thu năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã mang đại quân vào nam để đánh Chiêm Thành. Phía Chiêm Thành biết quân Đại Việt đông, thiện chiến và trang bị tốt nên chủ động tránh những trận giao chiến lớn. Quân Đại Việt đã đẩy lui được quân Chiêm Thành ra khỏi biên giới nhưng không gây được thiệt hại đáng kể cho quân Chiêm. Lý Thường Kiệt không dám đưa quân tiến sâu và đất Chiêm Thành như những lần viễn chinh trước của người Việt, vì ông hiểu rằng có một kẻ thù nguy hiểm hơn rất nhiều đang rình rập ở phía bắc. Một bài toán khó được đặt ra với vị Thái úy nước Đại Việt.

Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt cho tổ chức lại bộ máy chính quyền vốn còn sơ sài ở các châu mới sáp nhập, đổi tên châu Ma Linh thành Minh Linh, châu Địa Lý đổi thành châu Lâm Bình. Ông sai người vẽ lại bản đồ chi tiết ba châu Minh Linh, Bố Chính, Lâm Bình. Các dân chúng dũng cảm được chiêu mộ đến để khai khẩn đất đai. Vốn ngay từ thế kỷ X, cư dân người Việt và người Chăm đã chung sống với nhau trên vùng Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý nhưng mật độ vẫn còn thưa thớt.

Nay với việc tổ chức di dân quy mô lớn, Lý Thường Kiệt đã khiến số dân người Việt trở nên áp đảo so với người Chăm và làm cho mật độ dân cư vùng này dày hơn, tạo điều kiện cho việc cai trị và phòng thủ lâu dài của chính quyền Đại Việt. Ngoài những người dân nghèo tham gia vào cuộc khai khẩn vùng lãnh thổ mới còn có các thành phần tù tội bị lưu đày, các binh lính trá hình. Mọi việc được gấp rút sắp xếp đặt xong trong một quãng thời gian ngắn, ngay trong cuối thu năm 1075 Lý Thường Kiệt đem đại quân về bắc để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu mới, sau khi để lại một phần quân lực đồn trú ở biên thùy phía nam.

Mối nguy Chiêm Thành được giải tỏa ít nhiều đối với Đại Việt. Nhưng với binh lực vẫn còn gần như nguyên vẹn và ý chí báo thù, đội quân của vua Harivarman IV nước Chiêm Thành vẫn như mũi dao hiểm chực chờ đâm sau lưng nước Đại Việt.

Vật chứng vô giá về chiến công của danh tướng Lý Thường Kiệt

(Kiến Thức) - Bia Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Vat chung vo gia ve chien cong cua danh tuong Ly Thuong Kiet
 Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, bia Linh Xứng là một hiện vật quý giá có liên quan đến danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105), vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong nghìn năm sử Việt

Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.

Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

Tướng Việt nào đánh giặc siêu phàm, khiến quân Tống hồn xiêu phách lạc?

Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Khi ra trận, nghe tên ông, quân giặc đã kinh hồn bạt vía.

Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?
Tướng Tông Đản tên đầy đủ là Nùng Tông Đản, sau này một số sử liệu gọi là Tôn Đản. Lý do vì lệ kỵ húy thời Nguyễn. Vua Thiệu Trị tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tông, nên, những nhân vật lịch sử trước đó có tên hoặc hiệu hay tự là Tông đều phải đổi thành Tôn. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-2
 Tông Đản là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng).
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-3
 Năm 1072, thấy vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống liền chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Năm 1074, Tống Thần Tông xây dựng căn cứ quân sự ở ba châu Ung, Khâm, Liêm; đồng thời lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp cùng một lúc tấn công cả hai phía Nam và Bắc nước ta.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-4
Với kế sách đánh thẳng vào quân địch, cuối năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tướng chỉ huy phần bộ binh, chủ động đưa quân đánh qua Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu ngay trên đất Tống. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-5
Đây là cuộc tấn công hết sức táo bạo, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến nguy hại vận mệnh quốc gia. Ung châu, Khâm châu và Khiêm châu lại ở cách biệt nhau, cho nên vai trò độc lập tác chiến là rất quan trọng. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-6
Lý Thường Kiệt đã tin cậy giao phó nhiệm vụ tiêu diệt Châu Ung cho Tông Đản, đánh Châu Khảm và Châu Liêm do đích thân ông đảm trách. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-7
Nhận được mệnh lệnh tiến đánh Ung Châu, Tông Đản đã nhanh chóng họp các tướng, hoạch định kế sách tiến công. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-8

Ông chủ động đánh trại Cổ Vạn - một tiền đồn của thành Ung Châu. Đây là đòn thử khả năng tác chiến của quân binh Tống đồng thời nhử địch ra khỏi thành Ung Châu. Tướng Tống đã mắc mưu Tông Đản, điều quân từ trong thành tăng cường xuống các trạm đồn trú nơi biên giới.

Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-9
Thấy rõ thời cơ đó, Tông Đản cho quân bộ binh đồng loạt tiến công chớp nhoáng trên toàn tuyến biên giới. Các trại Hoành Sơn, Vĩnh Bình... của nhà Tống đều nhanh chóng bị đánh chiếm.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-10
Các trại đồn trú đồng thời là những tấm lá chắn cho thành Ung Châu bị xé toang. Kế sách điều chủ lực của địch ra khỏi thành trì để tiêu diệt là một cao kế của Tông Đản. Đặc biệt, sách lược này còn có tác dụng đánh lạc hướng giúp cho đại quân của Lý Thường Kiệt hành binh. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-11
Trong khi các tướng Tống lo sợ và chăm chú phòng bị đối phó với cánh quân của Tông Đản, Lý Thường Kiệt bất ngờ xuất kích. Ngày 20/11/1075, đại binh Đại Việt ồ ạt đánh vào thành Khâm Châu, ba ngày sau, thành Liêm Châu cũng bị đại quân Đại Việt triệt hạ. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-12
 Ngay sau khi đánh tan tác quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Lý Thường Kiệt lệnh vượt dãy Thập Vạn Đại Sơn hợp sức tiến đánh thành Ung Châu từ phía Đông Nam.
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-13
 Cuộc chiến thành Ung Châu đã diễn ra rất ác liệt. Xác định cuộc chiến không thể kéo dài, phải hạ thành Ung Châu nhanh để toàn quân rút về Đại Việt, Lý Thường Kiệt, Tông Đản đã dùng kế thổ công. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-14
Hai ông lệnh cho quân xúc đất đổ vào bao xếp vào tận tới mặt thành. Quân Đại Việt ào ào tiến vào như nước vỡ bờ. Thành Ung Châu bị hạ gây chấn động Tống triều. 
Tuong Viet nao danh giac sieu pham, khien quan Tong hon xieu phach lac?-Hinh-15
Trong chiến dịch triệt hạ thành Ung Châu, các đạo quân do Tông Đản chỉ huy đã chiến đấu vô cùng anh dũng và góp lên sức mạnh quyết định của chiến thắng. Các tướng Tống nghe danh Tông Đản đều bạt vía kinh hồn.