Lương không cao, tài sản khủng: Lãnh đạo Thanh tra CP đừng vòng vo!

(Kiến Thức) - Phát ngôn mới đây của Thanh tra Chính phủ về bổ nhiệm nhân sự và lương bổng đang khiến dự luận đi từ cảm giác ngạc nhiên tới bức xúc và thất vọng.

Sau khi Kiến Thức đưa tin về buổi họp báo của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ ngày 11/4, nhiều độc giả đã bày tỏ quan ngại rằng, mức tổng thu nhập của người cao nhất cơ quan này chỉ khoảng 18 triệu đồng/tháng, còn phó tổng thanh tra 15 triệu đồng/tháng nhưng không hiểu tài sản của họ ở đâu ra mà nhiều vô kể.
Không những ngạc nhiên, độc giả còn bức xúc trước câu trả lời của ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng rằng, cơ quan này đã nhận lỗi trong vụ bổ nhiệm cán bộ ồ ạt, trong đó có hàng chục cán bộ, lãnh đạo cấp vụ, phòng trong khoảng thời gian ngắn và vượt số lượng quy định của Chính phủ, thế nhưng lại không đưa ra giải pháp sửa sai hợp lý.
Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng.
Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng.
Ông Lượng nói: “Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng tổ chức và có phương hướng, kế hoạch để sửa chữa”. Và theo ông Lượng, việc sửa chữa “sai sót” được Thanh tra Chính phủ tiến hành theo cách: bố trí cán bộ vào ba đơn vị mới để đáp ứng yêu cầu công việc ngay; ra nghị quyết không bổ nhiệm hàm cấp Vụ; những trường hợp đã được bổ nhiệm mà chưa đủ tiêu chuẩn sẽ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng; một trường hợp vi phạm pháp luật đã bị cách chức, 3 trường hợp chưa đảm bảo đã bị miễn nhiệm.
Độc giả Trần Thanh Tùng bức xúc: “Sửa sai như vậy thì hòa cả làng. Thứ nhất, bổ nhiệm quá số lượng quy định mà không ai bị xử lý. Thứ hai, những trường hợp trước đó được bổ nhiệm mà không đủ tiêu chuẩn thì đáng lẽ nên miễn nhiệm, bố trí vào vị trí khác, họ đã lấy đi cơ hội của những người đủ tiêu chuẩn hơn… Và quan trọng hơn, cần phải điều tra xem có chuyện “bôi trơn”, đưa nhận hối lộ ở đây không mà người chưa đủ tiêu chuẩn vẫn được bổ nhiệm nhanh và dễ dàng thế?”.
Có lẽ gây bức xúc và thất vọng cho dư luận nhiều nhất trong cuộc họp báo vừa qua vẫn là câu trả lời của ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ về việc vì sao lương các lãnh đạo Thanh tra Chính phủ không cao mà tài sản của họ lại “khủng” thế.
Ông Trần Đức Lượng cho rằng, đó là điều “hoàn toàn dễ hiểu” và không khó để giải thích nguồn gốc thu nhập của những trường hợp đã được dư luận phản ánh.
“Tài sản của một cá nhân cũng như cán bộ công chức không chỉ được tính bằng thu nhập của chính người đó, mà còn cả thu nhập của các thành viên trong gia đình. Chồng làm thanh tra nhưng có vợ làm kinh doanh, bố làm thanh tra nhưng con làm kinh doanh… Vì thế, chúng ta không nên gắn thu nhập cụ thể của một người với với tài sản mà người ta phải kê khai. Bởi đây là tài sản chung của cả gia đình. Quy định pháp luật phải kê khai tài sản của mình, vợ con mình”, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng nói.
Độc giả Ngô Minh Giáp nói: “Thật buồn và thất vọng với câu trả lời của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ. Câu trả lời này chưa thuyết phục được người dân, thay vì trả lời cho mọi người biết khối tài sản của một số trường hợp lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Thanh tra Chính phủ mà báo chí nêu ra là có minh bạch, hợp pháp hay không, hoặc nếu chưa điều tra xong thì nói là đang điều tra, ông Phó tổng Thanh tra lại nói vòng vo, cuối cùng cũng bằng hòa”.
Bạn đọc Pham Van Hanh bức xúc: “Nếu giải thích tài sản của quan chức siêu khủng so với thu nhập của bản thân là do hình thành từ việc vợ con kinh doanh thì rất đơn giản để điều tra. Cơ quan thuế chỉ cần lần theo đầu mối này để xem vợ con họ có đóng thuế tương ứng hay không? Và bản thân các vị này phải trình ra được các biên lai đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, cùng với bản kê khai thuế... Lúc đó, không cẩn thận lại "lạy ông tôi ở bụi này" đấy. Còn nếu bảo làm ăn không có lãi, không đóng thuế thì tài sản mọc ở đâu ra?
Độc giả Hoàng Văn Quyết cho hay: “Trong kê khai tài sản chỉ kê khai con chưa thành niên. Thế nếu tài sản của các bác là từ việc kinh doanh của con cái thì hóa ra con các bác có tố chất kinh doanh sớm thế à?".
Bạn đọc Tran Van nêu ý kiến, ở nước ngoài, tài sản của các quan chức phải được chứng minh có nguồn gốc, nếu không chứng minh được thì phải đóng thuế thu nhập (chẳng hạn ở Anh thuế thu nhập là 40%). Còn nếu là tài sản tham nhũng thì bị tịch thu. Không ai cấm vợ con họ kinh doanh nhưng phải theo pháp luật, tại sao Việt Nam không làm như vậy mà cứ nói vòng quanh?
“Thay vì vòng vo để nói suông rằng không có thông tin nào nói tài sản đó là không minh bạch thì chúng tôi để nghị ông và cơ quan thanh tra hãy chứng minh tài sản đó là minh bạch, là chính đáng”, Tran Van nói.

Thu nhập Tổng TTCP chỉ 18 triệu/tháng, nhà đâu nhiều thế?

(Kiến Thức) - Tổng thu nhập từ lương, phụ cấp của Tổng TTCP hiện khoảng 18 triệu đồng/tháng, còn Phó tổng TTCP là 15 triệu đồng/tháng.

Trả lời câu hỏi của báo chí về mức thu nhập cụ thể của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại buổi họp báo sáng nay, ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp cho biết, tổng thu nhập từ lương, phụ cấp của Tổng TTCP hiện khoảng 18 triệu đồng/tháng; thu nhập của các Phó Tổng TTCP khoảng 15 triệu đồng/tháng.

Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng khẳng định, cán bộ thanh tra viên trước hết cũng là công chức, vì vậy thu nhập thanh tra viên dựa trên thang bảng lương theo đúng quy định của pháp luật về lương.

Ngoài ra, thanh tra viên còn có thêm phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề, phụ cấp trách nhiệm công chức… và các khoản công tác phí, tiền khoán công việc theo đúng quy định nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ.

Ông Lượng cũng cho biết thêm một khoản thu nhập khác mà thanh tra viên được hưởng từ việc trích lại các nguồn phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi sau khi nộp lại ngân sách nhà nước.

“Nguồn trích đó sẽ được đưa vào quỹ dành để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra, một phần dùng chi bồi dưỡng thêm cho cán bộ thanh tra”, ông Trần Đức Lượng nói.

Như vậy, thu nhập của Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh có thể còn cao hơn cả của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) - một trong những tài sản "khủng" của ông Trần Văn Truyền.
Khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) - một trong những tài sản "khủng" của ông Trần Văn Truyền. 
Lương thủ tướng 17 triệu/tháng
Trước đó, trong một cuộc trả lời báo chí về mức lương khủng của một số lãnh đạo 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn TP HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (khi đó là Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng chính phủ) có nói đến lương của người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Ông Đam cho biết, nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức. Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này.

Kiểm tra lại thông tin cụ thể sau đó, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hệ số 12,5. Cộng tất cả các khoản phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, tổng số lương Thủ tướng nhận mỗi tháng chỉ hơn 17 triệu đồng (đã trừ tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Nhiều người băn khoăn, lương của những người đứng đầu Thanh tra Chính phủ chỉ từ 15 đến 18 triệu đồng/tháng, vậy tại sao họ lại có nhiều tài sản thế? Đơn cử, ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, nếu những gì báo chí phản ánh là đúng thì hiện khối "tài sản nổi" của ông này đếm sơ sơ cũng lên tới 6 cái bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở TP HCM), trong đó có 2 tài sản khủng là khu đất rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông (Bến Tre) và 1 bất động sản ở Khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng một nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD là ít.

Còn ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, theo một bài báo đăng trên báo Người Cao Tuổi ngày 22/8/2013, ông Khánh kê khai tài sản rằng ông và gia đình sở hữu các bất động sản gồm hai ngôi nhà và một mảnh đất. Hai ngôi nhà được nói là của ông ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đều đã xây 5 tầng: nhà thứ nhất diện tích 114m2 đất, và nhà thứ hai diện tích 248m2 đất.

Còn mảnh đất gia đình ông Ngô Văn Khánh đang sở hữu rộng tới 1.800m2, nằm trong khuôn khổ dự án Mê Linh gần đền Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo Người Cao Tuổi, giá đất tại đó trong thời điểm hiện nay là 10 triệu – 15 triệu đồng/m2; có nghĩa riêng mảnh đất này đã có giá trị ít nhất 18 tỷ đồng.

Ngoài ra, bài trên Người Cao Tuổi cũng cho hay ông Khánh có tài khoản trị giá trên 7 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng VIB và nhiều cổ phiếu tại bốn ngân hàng và hai công ty.

Trả lời câu hỏi, qua kê khai tài sản tại sao lãnh đạo Tổng TTCP lại có nhiều tài sản như thế, ông Trần Đức Lượng cho rằng, đó là điều “hoàn toàn dễ hiểu” và không khó để giải thích nguồn gốc thu nhập của những trường hợp đã được dư luận phản ánh.

“Tài sản của một cá nhân cũng như cán bộ công chức không chỉ được tính bằng thu nhập của chính người đó mà còn cả thu nhập của các thành viên trong gia đình. Chồng làm thanh tra nhưng có vợ làm kinh doanh, bố làm thanh tra nhưng con làm kinh doanh… Vì thế chúng ta không nên gắn thu nhập cụ thể của một người với với tài sản mà người ta phải kê khai. Bởi đây là tài sản chung của cả gia đình. Quy định pháp luật phải kê khai tài sản của mình, vợ con mình”, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng nói.

Cầu dây văng Nhật Tân chính thức hợp long

(Kiến Thức) - Cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội (Nhật Tân) vừa hợp long, tạo điểm nhấn ở cửa ngõ phía bắc Thủ đô, nối sân bay Nội Bài.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng thành viên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Nhật Bản, chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện nghi thức hợp long cầu Nhật Tân.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng thành viên lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Nhật Bản, chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện nghi thức hợp long cầu Nhật Tân.
Cây dây văng Nhật Tân được khởi công từ tháng 4/2009. Đến nay, các gói thầu thi công trên công trường đã bước vào giai đoạn cuối.
Cây dây văng Nhật Tân được khởi công từ tháng 4/2009. Đến nay, các gói thầu thi công trên công trường đã bước vào giai đoạn cuối.
Cầu Nhật Tân có vốn đầu tư lên tới 13.600 tỷ đồng, được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Cầu Nhật Tân có vốn đầu tư lên tới 13.600 tỷ đồng, được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Cầu dài khoảng 9 km, với phần cầu chính dài 3,7 km, đường dẫn 5,2 km. Mặt cầu rộng 33,2 m, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe bus, 2 dải xe hỗn hợp, có phân cách giữa và đường cho người đi bộ.
Cầu dài khoảng 9 km, với phần cầu chính dài 3,7 km, đường dẫn 5,2 km. Mặt cầu rộng 33,2 m, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe bus, 2 dải xe hỗn hợp, có phân cách giữa và đường cho người đi bộ.
Cây cầu dây văng bắc ngang sông Hồng, đấu nối địa bàn quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cây cầu dây văng bắc ngang sông Hồng, đấu nối địa bàn quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nét uốn lượn của cây cầu dây văng đầu tiên của Thủ đô qua các bãi ngô, lạc ở sông Hồng.
Nét uốn lượn của cây cầu dây văng đầu tiên của Thủ đô qua các bãi ngô, lạc ở sông Hồng.
Đầu cầu dây văng Nhật Tân, bên huyện Đông Anh đang hoàn thiện.
Đầu cầu dây văng Nhật Tân, bên huyện Đông Anh đang hoàn thiện.
Phần gầm cầu cũng đang được hoàn thiện.
Phần gầm cầu cũng đang được hoàn thiện.
Các công nhân đang khẩn trương làm việc ở bên đầu cầu thuộc quận Tây Hồ...
Các công nhân đang khẩn trương làm việc ở bên đầu cầu thuộc quận Tây Hồ...
Công nhân bên đầu cầu Nhật Tân, bên huyện Đông Anh, Hà Nội cũng khẩn trương không kém.
Công nhân bên đầu cầu Nhật Tân, bên huyện Đông Anh, Hà Nội cũng khẩn trương không kém.