Lọc máu thay huyết tương cứu bệnh nhân nhược cơ nguy kịch

Nhược cơ là bệnh lý thần kinh cơ tự miễn nguy hiểm, gây suy hô hấp cấp. Lọc máu thay huyết tương giúp loại bỏ các tự kháng thể tấn công các khớp thần kinh cơ.

Tỉnh táo nhưng yếu toàn thân, suy hô hấp nguy kịch

Ngày 3/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận một ca cấp cứu nguy kịch. Bệnh nhân là Lê Thị Q. (36 tuổi, trú tại phường Ninh Sơn, thị xã Việt Yên) nhập viện trong tình trạng khó thở, yếu toàn thân, nuốt khó (cảm giác nghẹn vùng hầu họng), song vẫn tỉnh táo.

Qua thăm khám và khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân suy hô hấp do yếu cơ, viêm phổi hoặc có thể do dị vật đường thở – tình trạng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy, nằm đầu cao và được chỉ định chụp CT lồng ngực nhằm loại trừ nguyên nhân do dị vật đường thở. Qua hội chẩn nhanh với khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân được chuyển viện khẩn cấp lên khoa để theo dõi sát và điều trị tích cực.

Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh nhược cơ do u tuyến ức, đã phẫu thuật cách đây 13 năm và đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Diễn biến bệnh nhanh chóng xấu đi, các biện pháp điều trị thông thường như thở oxy, thở oxy dòng cao (HFNC), thuốc ức chế miễn dịch không còn hiệu quả. Bệnh nhân rơi vào suy hô hấp nặng, được đặt ống nội khí quản, thở máy và chỉ định lọc máu thay huyết tương.

nhuoc-co.jpg
Lọc máu thay huyết tương cứu bệnh nhân nhược cơ nguy kịch - Ảnh: BSCC

Lọc máu, thay huyết tương loại bỏ kháng thể có hại

Trước tình trạng nguy kịch, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã quyết định triển khai kỹ thuật lọc máu thay huyết tương (Plasma Exchange - PEX) nhằm loại bỏ các tự kháng thể có hại trong huyết tương.

Đây là kỹ thuật chuyên sâu thường chỉ được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trung ương và lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Sau 3 ngày thực hiện lọc máu thay huyết tương, bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục tích cực, cơ lực cải thiện rõ rệt, các chỉ số sinh tồn ổn định. Đến ngày thứ 5, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, có thể tự thở, ăn uống và vận động nhẹ nhàng. Ngày 15/5, bệnh nhân xuất viện trong trạng thái ổn định, cơ lực phục hồi tốt.

BS Hoàng Đăng Điện, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: "Bệnh nhược cơ là một bệnh lý thần kinh cơ tự miễn nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp cấp.

Lọc máu thay huyết tương là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp loại bỏ các tự kháng thể tấn công thụ thể acetylcholine ở các khớp thần kinh cơ. Việc triển khai kỹ thuật này ngay tại bệnh viện tuyến tỉnh không chỉ góp phần cứu sống người bệnh mà còn mở ra cơ hội điều trị cho nhiều bệnh lý tự miễn khác”.

Nhận biết sớm để tránh liệt và tử vong

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, nhược cơ là bệnh tự miễn, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là tử vong do suy hô hấp cấp.

Nhược cơ hay yếu cơ là bệnh lý tự miễn của những điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh, đặc trưng bởi yếu cơ có tính chất dao động theo thời điểm trong ngày, buổi sáng khỏe hơn buổi chiều hoặc yếu tăng khi người bệnh hoạt động quá sức và giảm khi nghỉ ngơi. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt (sụp mi), cơ vận nhãn, cơ vùng cổ vai, hông, hoặc cơ hô hấp (thở mệt).

Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại quá trình gắn thụ thể Acetylcholine (AChR) ở màng sau Synap. Điều này làm giảm khả năng dẫn truyền thần kinh qua khe synap, biểu hiện bằng mỏi cơ, yếu cơ hoặc liệt vận động.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm của người bệnh. Ngoài đánh giá thần kinh và thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh trả lời các câu hỏi như:

Tình trạng yếu cơ có dao động khi hoạt động và nghỉ ngơi thư giãn, hay dao động giữa buổi sáng và buổi chiều? Có thấy mắt mở lớn khi mới thức dậy, sau đó mí sụp dần? Có bị nhìn 1 vật thành 2 vậy hay không? Có bị nuốt khó, uống sặc, nói khó không?

Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh, trẻ có không quấy khóc, bú kém, sặc sữa sau sinh hay không?

Gia đình có thành viên nào bị nhược cơ không?

Sau khi hỏi tiền sử bệnh của người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nhược cơ bằng cách thăm khám lâm sàng gồm:

Kiểm tra dấu hiệu sụp mí 1 hay 2 bên; Kiểm tra vận động nhãn cầu, dấu hiệu mắt lé, nhìn đôi; Kiểm tra yếu các cơ mặt, yếu cơ ở tay và chân.

Khám phản xạ gân cơ; Kiểm tra dấu hiệu yếu cơ hô hấp; Kiểm tra các triệu chứng và dấu hiệu cảm giác.

Nhược cơ là bệnh tự miễn và chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, việc duy trì sức khỏe tốt cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Trong sinh hoạt hằng ngày, nên lưu ý:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là trái cây và rau xanh.

Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Khi cơ thể có dấu hiệu bất thường, nên chủ động đi khám bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe và kiểm soát bệnh lý (nếu có).

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe toàn diện.

Tưởng liệt do thoát vị đĩa đệm không ngờ u tủy ngực

U tuỷ ngực phát triển hoặc chèn ép vào ống sống dẫn đến các vấn đề về thần kinh, gây tê liệt, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Tinh thần thép sau 3 tháng kiên trì thoát liệt do u tủy ngực

Từ Phú Yên vào Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á để điều trị bệnh lý u tuỷ ngực gây yếu liệt hai chân, với “tinh thần thép” bà N.T.H (59 tuổi) đã hồi phục ngoạn mục ngoài dự kiến. Sau gần 3 tháng kiên trì điều trị và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật, bà có thể độc lập di chuyển bằng khung tập đi, chiến thắng căn bệnh tưởng chừng khiến bà nằm liệt một chỗ.

Cảnh báo nguy cơ liệt mặt do thời tiết thay đổi

Người trẻ khỏe mạnh cũng có thể bị liệt mặt chỉ sau một đêm nếu chủ quan trước thời tiết thất thường hoặc sử dụng quạt, máy lạnh sai cách.

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - cơ sở 3 cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp liệt mặt ngoại biên trong bối cảnh thời tiết đang dần chuyển sang mùa mưa.

Cụ thể, bệnh nhân nữ 30 tuổi, phát hiện bị liệt nửa mặt phải sau khi tỉnh dậy, với các biểu hiện như mắt không thể nhắm kín, nhân trung lệch, miệng méo khi nói. Thay vì đến cơ sở y tế, chị chọn điều trị bằng phương pháp xoa bóp dân gian suốt 14 ngày nhưng không cải thiện, thậm chí tình trạng ngày càng nặng hơn.