Loại thuốc nào của Mediplantex vừa bị Sở Y tế Hà Nội đình chỉ lưu hành?

(Kiến Thức) - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành đối với thuốc Alphachymotrypsin và Chymomedi không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
 

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, hai loại thuốc Sở vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành là Alphachymotrypsin (Alphachymotrypsin 4200 đơn vị USP), SĐK: VD-25998-16, lô sx: 162017, NSX: 19/10/2017, HD: 19/10/2020, do Công ty TNHH MTV 120 Armephaco sản xuất; và Chymomedi (Chymotrypsin 21microkatals), SĐK: VD-25331-16, lô sx: 254418, NSX: 21/8/2018, HD: 20/08/2020, do Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex sản xuất.
Loai thuoc nao cua Mediplantex vua bi So Y te Ha Noi dinh chi luu hanh?
Mẫu lô thuốc Alphachymotrypsin bị thu hồi. Ảnh VTV
Mẫu lô thuốc Alphachymotrypsin nói trên được lấy tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Tân Á (Quầy 209, Trung tâm Hapu Medicenter, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội). Mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.
Sở Y tế yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH MTV 120 Armephaco, Công ty Cổ phần Dược phẩm Tân Á thực hiện thu hồi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát Công ty TNHH MTV 120 Armephaco thực hiện việc thu hồi trên địa bàn thành phố Hà Nội và lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng thuốc nêu trên.
Mẫu lô thuốc Chymomedi do Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex sản xuất, bị đình chỉ lưu hành và thu hồi lần này được lấy tại Công ty TNHH Phát triển thương mại và Dược phẩm Hoàn Kiếm. Lý do thu hồi: Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng.
Sở Y tế đã thông báo đến lãnh đạo hai công ty thực hiện thu hồi thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên đã phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời Sở Y tế sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi của hai đơn vị.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn khẩn trương rà soát, thu hồi hai lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nói trên. Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý; tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi của cơ sở có kinh doanh hai loại thuốc nói trên.
Sở Y tế cũng sẽ tích cực thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hai loại thuốc bị đình chỉ lưu hành và thu hồi tới cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng.

8 doanh nghiệp nào phải thu hồi thuốc chứa Valsartan gây ung thư?

(Kiến Thức) - Qua rà soát, Cục Quản lý Dược đã lên danh sách 8 doanh nghiệp Việt Nam bị buộc phải thu hồi 23 loại thuốc thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Valsartan của Trung Quốc có nguy cơ gây ung thư.

Thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, ông Nguyễn Tất Đạt - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược vừa ký công văn yêu cầu thu hồi toàn bộ thuốc sản xuất từ nguyên liệu Valsartan do Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceutical của Trung Quốc sản xuất.
Valsartan do Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceutical sản xuất là thành phần nguyên liệu chính trong nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim. Valsartan được phát hiện chứa tạp chất N-nitrosodimethylamine có thể gây ung thư.

Quá nguy hiểm nếu ăn nhiều thịt đỏ, đâu là nguyên nhân?

Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Phòng khám Cleveland (Ohio, Mỹ) cho biết, ăn thịt đỏ dù cung cấp nhiều chất cho sức khỏe con người nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ có hại cho tim mạch.

Thịt đỏ là thực phẩm được nhiều người chọn dùng trong bữa ăn hàng ngày. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu là những loại thịt phổ biến và được dùng nhiều nhất.

Mỹ: Thu hồi thuốc chống trầm cảm Venlafaxine Hydrochloride

(Kiến Thức) - Công ty dược phẩm Aurobindo đã tự nguyện thu hồi thuốc chống trầm cảm Venlafaxine Hydrochloride loại 37.5mg.

Công ty dược phẩm Aurobindo có chi nhánh tại Mỹ đã cho thu hồi 47.000 hộp thuốc trống trầm cảm Venlafaxine Hydrochloride dạng viên con nhộng loại 37,5mg tại thịt trường Mỹ.

Nói về lý do thu hồi thuốc, Aurobindo cho biết một số không đạt quy chuẩn công ty, một số khác thì thuốc trong hộp bị vỡ, chảy hoặc vón cục.