Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật

Đây là một loại rượu ngâm thuốc bắc, pha trộn với nhiều loại thảo dược nên nó còn có tác dụng chữa bệnh.

Các món ăn trong ngày đầu năm mới của người Nhật đều mang ý nghĩa tốt lành. Thông qua đồ ăn thức uống, người dân tin rằng họ sẽ gặp được may mắn, có được sự giàu có, sức khỏe, sống thọ…

Có một loại thức uống đã trở thành một phần trong truyền thống này, kéo dài hơn 1000 năm qua, đó là một loại rượu tên toso.

Loại rượu không thể thiếu trong năm mới của người Nhật ảnh 1

Toso là gì?

Toso là một loại rượu có nguyên liệu làm từ một số loại thảo dược, nó trở thành một phần không thể thiếu trong năm mới ở Nhật Bản. Ký tự Kanji (Hán tự) của từ toso có 2 ý nghĩa là “linh hồn ma quỷ” và “tàn sát”. Do đó, nếu uống rượu toso sẽ tượng trưng cho việc tiêu diệt cái ác, mang lại sự bình yên và sức khỏe cho người dân.

Bên cạnh đó, những thành phần thảo dược của loại rượu này còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, nóng trong người, nâng cao sức đề kháng.

Theo quan niệm dân gian, nếu một người uống rượu toso sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi bệnh tật, nếu cả gia đình cùng uống sẽ bảo vệ được cả làng.

Vào ngày đầu năm mới, rượu toso sẽ được rót vào 3 chiếc chén xếp chồng từ lớn đến bé, nó được rót từ một cái ấm trà sơn màu đặc biệt. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ uống một ngụm trong khi quay mặt vào hướng đông, theo thứ tự từ trẻ đến già. Điều này để truyền lại sự tươi trẻ, nhanh nhẹn, đầy sức sống cho người già.

Tuy nhiên, tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi những người trẻ tuổi nhất uống rượu để đảm bảo nó không bị nhiễm độc, phòng ngừa những người già đáng kính chết bất ngờ.

Lịch sử của rượu Toso

Toso được cho xuất hiện trong thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9), lần đầu tiên được công nhận bởi Hoàng đế Saga (vị Hoàng đế thứ 52 của Nhật Bản).

Trong suốt hàng trăm năm, toso vẫn là thức uống của giới quý tộc, là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ kỷ niệm của cung đình. Sau đó, rượu toso dần dần được lưu hành cho dân chúng vào thời kỳ Edo (1603 – 1868).

Lý do khiến rượu toso trở thành một phần không thể thiếu trong năm mới của người Nhật là nhờ các hiệu thuốc. Không rõ chính xác vào thời gian nào nhưng những người bán thuốc bắt đầu gửi tặng cho các khách hàng của mình rượu toso dưới dạng o-seibo (một món quà cuối năm) để cầu chúc sức khỏe dồi dào trong năm mới. Phong tục này vẫn còn thông dụng ở nhiều nơi cho tới 30 năm trước.

Cách làm rượu toso như thế nào?

Rượu toso được pha trộn từ 5 -10 loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Hỗn hợp ban đầu dựa trên công thức pha chế một loại thuốc cổ xưa của người Trung Quốc, bao gồm 8 thành phần. Nhiều loại trong số này vẫn được tiếp tục sử dụng, số khác có tác dụng quá mạnh nên bị thay thế.

Hiện nay, rượu toso bao gồm các thành phần chính như quế, gừng, cây đại hoàng, tiêu Nhật, một số loại rễ và cây dại ít được biết đến. Thay vì tự tìm mua các loại nguyên liệu, bạn dễ dàng đến hiệu thuốc mua một túi trà tososan được đóng gói đẹp mắt. Các hiệu thuốc vẫn giữ nguyên loại trà tososan truyền thống trong nhiều thế kỷ.

Để chuẩn bị cho rượu toso vào đêm giao thừa, bạn cần ngâm túi trà tososan trong 300ml rượu Nhật truyền thống hoặc rượu mirin trong 7-8 tiếng. Bạn cũng có thể làm trước khi đi ngủ trước giờ giao thừa để có sẵn uống vào buổi sáng.

Lưu ý: Mirin là một loại giấm rượu gạo thường được sử dụng trong nấu ăn của Nhật Bản, chứa ít cồn, nó khiến rượu toso tạo thành có vị ngọt hơn một chút.

Thật không may, việc uống toso giờ không còn thịnh hành như trước nữa. Người trẻ hiện nay không quá quan tâm tới sức khỏe và xem tập tục này cổ hủ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm tới các loại thức uống truyền thống tốt cho sức khỏe của người Nhật, có thể mua hoặc làm thử loại rượu này.

Thiên sơn tuyết liên - thảo dược cực quý hiếm, nhà giàu lùng mua

Được mệnh danh là vua của các loại hoa thảo mộc, một loại thảo dược cực kỳ quý hiếm khi 7 năm cây mới nở hoa,... thiên sơn tuyết liên đang được giới nhà giàu Việt mua về làm trà uống với giá 4 - 5 triệu đồng/bông.

Buổi sáng đầu tuần, tranh thủ lúc cửa hàng chưa có khách, chị Nguyễn Thị Hà Phương - chủ một cửa hàng rượu ngoại ở Bà Triệu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lấy từ tủ ra một bông hoa khô, vặt lấy mấy cánh hoa, thêm ít nhụy bỏ vào ấm trà cùng một ít kỷ tử đỏ rồi rót nước sôi nóng. Ngồi chờ 5 phút sau, chị rót trà ra chén, đưa lên mũi thưởng thức mùi hương và nhấp một ngụm, nhận xét: “Nước trà đầu bao giờ cũng đậm đà thơm ngon”.

Cây kim ngân có thể hỗ trợ làm giảm tác hại của cúm đối với cơ thể

(Kiến Thức) - Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, các loại thuốc đông y, trong đó có cây kim hoa, có thể hỗ trợ làm giảm tác hại của cúm đối với cơ thể.

Kể từ khi bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002-2003, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của thuốc thảo dược. 
Ở Trung Quốc đại lục, nơi có khoảng một nửa số bệnh nhân trong hệ thống y tế quốc gia được điều trị bằng thảo dược, các bác sĩ đã báo cáo rằng liệu pháp kết hợp Tây y và thảo dược làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tỷ lệ tử vong và tác dụng phụ.

Thứ rau nhiều người chê đắng lại là thảo dược quý của Đông y

Có giá rất rẻ xong loại rau này có thể đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, được Đông y sử dụng như một thảo dược chữa bệnh.

Việt Nam vốn nổi tiếng với những món rau xanh thơm ngon và bổ dưỡng. Rau ngải cứu là một trong số đó. Nhiều người nghĩ ngải cứu là loại rau mọc dại trong vườn cộng thêm có vị hơi đắng nên thường không coi trọng. Thực tế, rau ngải cứu có thể đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, được Đông y sử dụng như một thảo dược chữa bệnh.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam): Rau ngải cứu còn được gọi là ngải diệp. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.