Loại rau có hàm lượng kali gấp 12 lần chuối, xưa ít người ăn nay thành đặc sản mùa hè làm đủ món ngon, tốt cho sức khỏe

Không chỉ góp mặt trong nhiều món ăn hấp dẫn, nấm mỡ còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ chức năng gan, tim mạch và chống lão hóa hiệu quả.

Trong thế giới các loại nấm ăn, nấm mỡ (Agaricus bisporus) là một cái tên nổi bật không chỉ bởi hương vị thơm ngon, dễ chế biến mà còn nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Đây là loại nấm quen thuộc trong nhiều bữa ăn gia đình Việt Nam và cả trong ẩm thực phương Tây.

Nấm mỡ có hình dáng đặc trưng với phần mũ tròn đều, mặt nhẵn mịn và màu trắng sữa hoặc nâu nhạt tùy theo từng giống. Phần thân nấm ngắn, to, chắc và có màu tương đồng với mũ. Khi cắt đôi, thịt nấm bên trong dày, không có vị chát, ngược lại khá ngọt hậu và béo nhẹ. Loại nấm này thuộc họ nấm Agaricaceae và có nguồn gốc từ khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, được người Pháp và người Ý sử dụng phổ biến từ thế kỷ 17.

Tại Việt Nam, nấm mỡ được du nhập và trồng rộng rãi từ nhiều năm nay, đặc biệt tại các vùng có khí hậu mát mẻ. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nấm mỡ phát triển nhanh, dễ kiểm soát sâu bệnh và cho năng suất cao nên ngày càng được các trang trại chọn lựa đầu tư.

Hương vị của nấm mỡ được đánh giá cao nhờ độ béo ngậy tự nhiên, thơm dịu và mang vị umami đặc trưng – vị ngon "đậm đà" mà không cần thêm nhiều gia vị. Đây là lý do vì sao nấm mỡ được xem là nguyên liệu “đa năng” trong chế biến món ăn. Từ các món truyền thống đến hiện đại, nấm mỡ đều có thể xuất hiện với vai trò làm nguyên liệu chính hoặc phụ.

Một số món ăn ngon với nấm mỡ có thể kể đến như: Nấm mỡ xào bơ tỏi, nhồi thịt nướng, súp nấm mỡ kem tươi, canh nấm mỡ nấu đậu hũ, nấm mỡ kho tiêu, kho gừng,..

Không chỉ ngon miệng, nấm mỡ còn là thực phẩm dễ bảo quản và chế biến nhanh, phù hợp với nhịp sống hiện đại. Theo nghiên cứu, hàm lượng kali trong nấm mỡ cao gấp 12 lần chuối, ngoài ra còn giàu đạm, chất xơ, canxi và nhiều loại vitamin. Ăn nhiều nấm mỡ vào mùa hè không chỉ giúp nhuận tràng, thải độc mà theo y học cổ truyền, nấm mỡ còn có tác dụng trừ thấp, giải nhiệt. 

Các tác dụng của nấm mỡ với sức khỏe:

Tốt cho não bộ

Nấm mỡ trắng là nguồn cung cấp ergosterol dồi dào – một chất chống oxy hóa có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 khi vào cơ thể. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh trung ương, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý như sa sút trí tuệ, Alzheimer hay rối loạn nhận thức.

Làm chậm quá trình lão hóa

Chứa nhiều polysaccharide – một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nấm mỡ trắng giúp tái tạo làn da và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Việc bổ sung loại nấm này vào thực đơn hàng ngày có thể giúp duy trì làn da tươi trẻ và khỏe mạnh lâu dài.

Hỗ trợ chức năng gan

Nấm mỡ trắng có lợi cho gan nhờ vào các thành phần như β-glucan và protein. Những hoạt chất này giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, giảm trọng lượng gan và phục hồi tổn thương gan. Ăn nấm thường xuyên góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe của gan.

Bổ sung selen tự nhiên

Nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn cung cấp selen tự nhiên, nấm mỡ trắng chính là lựa chọn lý tưởng. Loại nấm này giàu selen – khoáng chất thiết yếu giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ hệ thần kinh và tim mạch.

Giảm cholesterol xấu

Nấm mỡ chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chất xơ, vitamin C, D, B12, folate, chất chống oxy hóa và polyphenol. Những thành phần này góp phần làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Các hợp chất như ergothioneine, lectin và beta-glucan trong nấm mỡ đã được nghiên cứu là có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, CLA (axit linoleic liên hợp) có trong nấm cũng giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Bạn có thể quan tâm