Loài nhện cắn làm đàn ông cương cứng suốt 4 giờ

(Kiến Thức) - Nhện chuối có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới, vết cắn của nó có thể gây ra chứng cương cứng đau đớn nhiều giờ cho đàn ông.

Mới đây, cô Maria Layton, 43 tuổi, khiếp đảm khi phát hiện kén loài nhện lang thang Brazil (nhện chuối) trong những quả chuối mình mua ở cửa hàng Tesco nổi tiếng. Cô càng kinh hãi hơn nữa khi tìm kiếm Google về loài nhện đáng sợ này.
Loai nhen can lam dan ong cuong cung suot 4 gio
Kén loài nhện lang thang Brazil trong những quả chuối cô Maria Layton mua ở cửa hàng Tesco.
Kết quả tìm kiếm cho thấy, nọc độc của nhện lang thang Brazil có thể giết chết một người chỉ trong 2 giờ, nhưng ngoài việc gây đau đớn và các biến chứng trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong, nọc độc của loài nhện lang thang Brazil có thể khiến nạn nhân nam cương cứng đau đớn trong 4 giờ liền.
Nọc độc của loài nhện này làm tăng lưu lượng chất nitric oxide, giúp làm tăng lưu lượng máu, do đó còn được sử dụng để chữa chứng rối loạn cương dương, với tác dụng tương tự viagra.
Loai nhen can lam dan ong cuong cung suot 4 gio-Hinh-2
 Nọc độc nhện lang thang Brazil có thể khiến nạn nhân nam cương cứng đau đớn trong 4 giờ liền.
Nhện lang thang Brazil, có tên khoa học là Phoneutria nigriventer, còn được gọi là nhện chuối vì chúng đã được tìm thấy chủ yếu ở khu vực phát triển của những cây chuối. Loài nhện này được coi là loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc mạnh và rất hung hăng. Nọc độc của loài nhện này gây ra tác dụng phụ như đau dữ dội, tê liệt cơ bắp hoặc khó thở. Thậm chí, có thể gây ra việc thiếu oxy dẫn tới tử vong.
Tuy nhiên vì độc tính cực mạnh, cùng với hành vi hung dữ khi chuẩn bị chiến đấu khiến loài nhện này bị đánh giá là loài nhện độc nhất thế giới. Thực chất, chúng chỉ tấn công khi đang săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Thực tế ghi nhận khá ít vụ nhện lang thang Brazil gây chết người, mà phần lớn là do loài nhện góa phụ đen hay nhện ẩn dật. Tỷ lệ tử vong cũng không quá cao, trong 7000 người bị loài nhện lang thang Brazil cắn thì chỉ có 10 người bị thiệt mạng.
Loai nhen can lam dan ong cuong cung suot 4 gio-Hinh-3
Nhện lang thang Brazil đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp.
Kích thước của nhện chuối khá lớn, thân dài 5cm, khoảng cách giữa các chân từ 12-15cm. Khi thấy bị đe dọa, nhện lang thang Brazil sẽ giơ hai chân trước lên cao để đe dọa lại kẻ thù, cho thấy nó đã sẵn sàng tấn công.
Loài nhện này gọi là nhện lang thang vì thói quen săn mồi của chúng. Loài này đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp chứ không sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi như nhiều loài nhện khác.
Nọc độc của nhện chuối hiện đang được nghiên cứu để sử dụng trong điều trị rối loạn chức năng cương dương. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nọc độc của loài nhện này từ những năm 1920 và phát hiện ra nó là một sự pha trộn phức tạp nhiều loại độc tố khác nhau, bao gồm cả nhiều loại protein và peptide.
Xem clip: Chân dung loài nhện độc cắn có thể làm đàn ông cương cứng suốt 4 giờ

Những động vật khổng lồ khó tin nhất hành tinh (2)

(Kiến Thức) - Những động vật khổng lồ đến mức khó tin này có thực và sinh sống ở nhiều khu vực trên Trái đất.

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)
Con bò sữa có tên Trigger được nuôi tại một trang trại ở Kingswood, Herefordshire, Anh có chiều cao gần 2m và chiều dài gần 4,3m. Con vật nặng tới 1,2 tấn. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-2
Bướm khế được xem là loài bướm đêm lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích bề mặt cánh lên tới khoảng 400cm2. Sải cánh của chúng dài từ 25–30cm. Con cái lớn và nặng hơn. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-3
Chú chó khổng lồ nổi tiếng George ở Tuscon, bang Arizona, Mỹ được Guinness công nhận là chú chó cao nhất thế giới. George cao tới 1,09m tính từ chân tới vai và dài 2,2m tính từ mũi tới đuôi. Mỗi tháng, George tiêu thụ khoảng 50kg thực phẩm. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-4
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất thế giới, dài đến 180cm. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-5
Cá sấu khổng lồ được mệnh danh là "quái vật" Brutus sống ở sông Adelaide, Australia. Chú cá sấu khổng lồ dài 5,5m, sống thọ 80 năm tuổi, nặng 2 tấn. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-6
Giun gippsland, loài giun khổng lồ đặc hữu ở vùng Đông Nam đất nước Australia. Chúng có đường kính thân to từ 2 – 3cm. Chiều dài cơ thể trung bình từ 1,2 – 2m. Chúng còn được gọi với một tên khác là giun rắn bởi thân hình khổng lồ, tương đương với loài rắn lớn. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-7
Trăn anaconda là một chi rắn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Hiện nay không một loài rắn nào có thể giành lấy "ngai vua" từ loài anaconda. Trong số bốn loại rắn khổng lồ nói trên, loại màu xanh có kích thước lớn nhất, con trưởng thành có thể dài tới 9m và nặng 550kg. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-8
Mèo khổng lồ Rupert nặng 14kg vẫn tiếp tục lớn. Con mèo này có nguồn gốc ở bang Maine của Mỹ, chúng có đuôi dài và lông dày. Cơ thể nó dài hơn 1m tính từ đuôi đến mũi. 

Nhung dong vat khong lo kho tin nhat hanh tinh (2)-Hinh-9
Cua dừa là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới, với trọng lượng lên đến 4,1kg. Nó có thể phát triển lên đến chiều dài 1m từ chân đến chân.

Khoảnh khắc sinh tử khi động vật đánh nhau

(Kiến Thức) - Trong mỗi cuộc chiến của động vật, chúng luôn biết cách chờ đúng khoảnh khắc sinh tử để ra một đòn đánh gục đối thủ, giành thế thượng phong.

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau
Trong cuộc chiến giành bạn tình của hai con sư tử đực tại vườn quốc gia Masai Mara ở Kenya, một con sư tử chiếm thế thượng phong vật đối thủ xuống đất, giành chiến thắng bằng cách ra đòn sinh tử hạ gục đối thủ. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-2
Trong khoảnh khắc sinh tử, con trâu can trường, lì lợm, tung những món đánh quyết định, móc hầu đối phương. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-3
Hai con hổ đối đầu nhau trong khu bảo tồn động vật hoang dã Londolozi ở Pretoria, Nam Phi, cả hai bên đang nhăm nhe, chờ đúng thời khắc sinh tử để ra một đòn giành thế thượng phong. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-4
Hổ đực sử dụng móng vuốt sắc nhọn như một thứ vũ khí lợi hại để hạ gục đối phương, tung ra cú tát trời giáng. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-5
Gấu ẩu đả kịch liệt. Con gấu giương răng sắc nhọn và tung thế đánh giống như võ judo để đánh thắng đối thủ. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-6
Hổ tung đòn hạ gục quyết định khi nhảy bổ lên trên con mồi. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-7
Sư tử trong cuộc đấu sống còn, đối diện khoảnh khắc sinh tử. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-8
Trong thời khắc sinh tử, voi dũng mãnh đánh trả đàn sư tử đông đúc đang đeo bám, chờ cơ hội ăn thịt mình bằng mọi cách. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-9
Cuộc chiến sinh tử gay cấn giữa linh dương và cá sấu ở khu bảo tồn động vật hoang dã Londolozi, Nam Phi. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-10
Đại bàng đánh lẫn nhau trên không. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-11
Linh dương bị sư tử vồ hụt nhờ mắt sư tử cái bị mù một bên. Khoảnh khắc sinh tử ngoạn mục này được chụp ở Botswana. 

Khoanh khac sinh tu khi dong vat danh nhau-Hinh-12
Con mòng biển bay quá gần với chiếc mỏ khổng lồ của bồ nông, may mắn mỉm cười đối với mòng biển khi nó đối diện thời khắc sinh tử, con vật kịp bay lên cao trước khi nằm gọn vào trong chiếc mỏ.