![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ví dụ như nhắc tới Samsung, người dùng sẽ nghĩ ngay tới "vũ trụ" Galaxy, những chiếc Note với bút S Pen tiện dụng, smartphone gập giá nghìn USD. Còn LG hiện tại, rất khó để gọi ra được một đại diện xứng tầm. Một phần bởi hệ thống đặt tên sản phẩm trải dài từ A tới X mà không có một điểm nhấn đặc biệt. Tại thời điểm nào đó, bạn có thể nghe thấy những lời bàn tán về một dòng V nào đó của LG, nhưng một thời gian sau lại là G, là K.
Và nhớ tới LG, người am hiểu về công nghệ lại ngay lập tức liên tưởng tới bootloop, lỗi hệ thống đặc trưng trên một loạt dòng smartphone được LG giới thiệu từ năm 2015 đến 2016. Lỗi phần cứng này khiến các thiết bị hoạt động không ổn định hoặc bị kẹt trong một vòng lặp khởi động lại bất tận.
Đây thực sự là một nỗi oan... Thị Mầu. Bởi trên thực tế, LG sản xuất smartphone dẫn đầu trong rất nhiều xu thế, từ thiết kế cho tới tính năng sản phẩm. Chỉ có một vấn đề, đó là không một ai biết và nhớ đến.
Bởi chẳng phải ngẫu nhiên, LG vẫn là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Nhưng vài năm gần đây, tình hình kinh doanh đã trở nên khó khăn hơn, thị phần liên tiếp bị suy giảm. Không thể trách LG thiếu cố gắng, bởi giống như học tập, chăm chỉ chưa chắc đã đạt được điểm cao.
Ở một góc nhìn "vị tha", hãng công nghệ Hàn Quốc này phải nói là một trong những "học sinh gương mẫu", liên tục lao vào thử nghiệm những tính năng và thiết kế mới mẻ, không ngại khổ ngại khó tìm kiếm sự đổi mới và sáng tạo, vật lộn để có thể tạo nên những trào lưu mới. Rất nhiều lần, LG đã đi trước các đối thủ. Chỉ tiếc rằng, kết quả cuối cùng chỉ là luôn bị vượt mặt và quên lãng.
![]() |
Camera selfie kép với một ống kính góc siêu rộng trên LG V10. |