Lật tẩy chiêu lừa đảo mới của “cò” lễ hội Chùa Hương

(Kiến Thức) - Ngày mai (24/2), lễ hội Chùa Hương với chủ đề “Lễ hội kỷ cương - Văn minh du lịch” chính thức khai mạc. Đây sẽ là dịp "kiếm ăn" béo bở của đội ngũ "cò mồi".

Lễ hội Chùa Hương sẽ chính thức khai mạc vào sáng 24/2 (tức mùng 6 Tết). Theo lệ thường, đây là cơ hội để các đối tượng “cò mồi” hoạt động lôi kéo khách tấp nập, khiến nhiều du khách ngán ngẩm khi đến lễ hội quy mô lớn và kéo dài nhất miền Bắc này.
Năm nay, thủ đoạn của các đối tượng “cò mồi” khá tinh vi. Các đối tượng đóng giả là xe ôm chở khách và người đi lễ, khi phát hiện ô tô chở khách từ 16 đến 45 chỗ đi vào các tuyến đường dẫn và khu lễ hội Chùa Hương thì liền bám theo mời chào khách mua vé đi đò, đi cáp treo để vào tham quan lễ hội. Những hoạt động trên của cò lễ hội chùa Hương đã gây rối trật tự công cộng và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thậm chí có cò còn mang theo cáp đò giấu trong túi xách đeo trên người để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Nắm bắt được các hoạt động trên của các đối tượng "cò", ngày 23/2, phòng PC 45, Công an TP Hà Nội đã phối hợp với đội 10 phòng PC 67 và các lực lượng chức năng, tiến hành kiểm tra tại các tuyến đường dẫn vào khu lễ hội Chùa Hương, chủ yếu là QL 21B đoạn qua huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức,  kiểm tra 12 đối tượng (1 đối tượng bỏ chạy) và thu giữ 12 xe máy, phương tiện được sử dụng để làm "cò mồi" lôi kéo khách và 18 cáp đò. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng trên đã thừa nhận hành vi vi phạm.
Lat tay chieu lua dao moi cua “co” le hoi Chua Huong
 Các đối tượng "cò mồi" vừa bị PC45 phát hiện.
Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho lễ hội Chùa Hương 2015 đã hoàn tất. Để đảm bảo cho lễ hội diễn ra thành công, Ban quản lý lễ hội đã tổ chức những đội xử lý và kiểm tra liên ngành, kiểm tra thường xuyên các cửa hàng ăn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Và năm nay kiên quyết không còn tình trạng treo móc thịt gia súc, gia cầm phản cảm. Nhiều biện pháp mạnh được đưa ra, có thể là phạt, thu hồi hàng hóa, tang vật và đề nghị đóng cửa.
Để đảm bảo an ninh trật tự đường thủy, ban quản lý đã chuẩn bị những phao gối ở trên xuồng, bố trí cắm các cột phao tại chỗ và treo phao ở những điểm suối rộng. Về vấn đề “cò mồi” dùng xe mô tô đi đón khách từ xa, chạy theo mô tô mời khách để chở đò, công an Hà Nội cũng có phương án để xử lý...

“Cò mồi” thản nhiên vẫy khách sau quầy vé ở Giáp Bát

(Kiến Thức) - Tại Bến xe Giáp Bát những ngày gần Tết, cò mồi ngang nhiên lộng lành. Có "cò" còn thản nhiên đứng sau quầy bán vé vẫy khách... 

Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Mùi, nhu cầu đi lại của người dân sinh sống và làm việc xa nhà trở nên gia tăng. Để đảm bảo an ninh, trật tự giúp người dân thuận tiện hơn trong việc đón và mua vé xe về quê ăn Tết, hầu hết bến xe khách đều phối hợp với lực lượng chức năng chú trọng chặt chẽ hơn về khâu quản lý, rà soát vé xe trước khi để hành khách qua cửa, xử lý nghiêm tình trạng xe dù hoặc bắt khách dọc đường…
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 9/2, tại Bến xe khách Giáp Bát (Giải Phóng, Hà Nội) vẫn còn tình trạng “cò mồi” ngang nhiên lộng hành ngay bên trong bến xe này.

Toàn cảnh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người dân đã chen chúc để xem nghi lễ chém lợn làng Ném Thượng, nhiều người trèo lên cả cây, bờ tường để quan sát cho rõ.

Toan canh le hoi chem lon lang Nem Thuong
 Vào sáng nay (24/2, tức mùng 6/1 âm lịch), người dân làng Ném Thượng đã tổ chức lễ hội truyền thống làng Ném Thượng với nghi thức chính là chém lợn giữa sân đình. Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân đã kéo đến Đình Ném Thượng để tham dự lễ hội. Ai cũng háo hức đón xem nghi thức chém lợn để nhúng tiền cầu may.
Toan canh le hoi chem lon lang Nem Thuong-Hinh-2
 9h sáng ngày 24/2, lễ hội truyền thống làng Ném Thượng bước vào hội chính tại đình làng Ném Thượng.

Dân Ném Thượng vẫn khai đao chém lợn

Trong lễ hội năm 2015, dân làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành nghi thức chém lợn giữa sân đình.

Sáng ngày 23/2 (tức mùng 5 tháng Giêng âm lịch), cụ Nguyễn Đình Lợi chi hội trưởng chi hội người cao tuổi khu phố Thượng, thành viên trong Ban thường trực lễ hội chém lợn Ném Thượng cho biết, trong lễ hội làng Ném Thượng năm nay, sẽ vẫn giữ nguyên nghi thức “khai đao chém ông ỉn” ở giữa sân đình.

Cụ Lợi cho biết, lễ hội năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày 5, 6 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 23, 24/2) với đầy đủ các nghi thức truyền thống từ xưa đến nay. Trong đó, nghi thức quan trọng nhất là “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình vẫn được giữ nguyên như cũ.

Dan Nem Thuong van khai dao chem lon
Ảnh: Animals Asia cung cấp 
Cụ Lợi nói thêm, vào lúc 15h chiều ngày 23/2, dân làng Ném Thượng sẽ tiến hành bắt “ông ỉn”. Sáng ngày 24/2, dân làng sẽ làm nghi thức rước “ông ỉn” quanh làng, và nghi thức “khai đao chém ông ỉn” sẽ được tiến hành lúc 11h.

“Chúng tôi đang chuẩn bị cho công tác tổ chức lễ hội. Lễ hội làng Ném Thượng vẫn sẽ tiến hành bình thường như cũ. Nghi thức chém lợn là tục lệ của địa phương nên năm nay chúng tôi vẫn sẽ làm” - cụ Nguyễn Đình Lợi khẳng định.

Trước đó, sau khi tổ chức động vật châu Á (Animals Asia) ra thông cáo báo chí kêu gọi chấm dứt lễ hội làng Ném Thượng, Bắc Ninh thì Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh có văn bản kiến nghị đổi tên lễ hội “chém lợn” thành “rước lợn” và kêu gọi người dân địa phương chuyển nghi thức chém lợn giữa sân đình sang nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh sau sân đình.

Tuy nhiên vào đầu tháng 2/2015, hơn 100 cụ bô lão ở khu phố Thượng (Bắc Ninh) đã tổ chức cuộc họp xung quanh lễ hội chém lợn làng Ném Thượng. Trong cuộc họp, hầu hết các ý kiến bô lão và người dân địa phương đều không đồng tình với việc đổi tên “chém lợn” thành “rước lợn” và kiên quyết giữ nghi thức “khai đao chém ông ỉn” giữa sân đình.